Cùng đi tìm hiểu về tác dụng của các hệ thống lọc nước giếng khoan

Hiện nay, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nguồn nước và môi trường. Tại Việt Nam, mỗi năm có 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước. Với nguồn nước nhiễm asen, dù chỉ một liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, da sạm, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư,… nếu nồng độ quá lớn thậm chí có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím và gây tử vong. Theo đó, có một giải pháp cho các gia đình đang sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Đó chính là xây dựng hệ thống lọc nước giếng khoan.

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước

Tính đến hiện nay, đã có rất nhiều cơ quan chức năng đã cảnh báo về sự nguy hiểm của nước giếng khoan. Đây là nguồn nước rất dễ  bị ô nhiễm. Theo đó, nó ảnh hưởng tiêu cực tới con người bởi có chứa nhiều chất gây ung thư.

Cụ thể như, theo một thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM (2016). Sau khi giám sát 8 tháng về chất lượng nước giếng khoan tại các quận 12, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, các huyện Hóc Môn, Bình Chánh. Theo đó, kết quả phát hiện ra nhiều chất tồn đọng trong nước có khả năng gây ung thư cho người dùng. Có khoảng 4% mẫu nước không đạt chỉ tiêu vi sinh như ecoli, coliforms do nước thải thấm vào mạch nước ngầm, dễ gây các bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, sử dụng lâu dài có thể gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết. Có 2% mẫu nước không đạt hàm lượng sắt tổng số, gây khó tiêu khi ăn…

Thống kê của Bộ Y tế năm 2017 cũng cho thấy, cả nước có 17 triệu người dân sử dụng nước bị nhiễm asen. Do dùng nước từ giếng khoan chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.Trong đó nhiều nước giếng khoan có nồng độ asen cao hơn 20-50 lần giới hạn cho phép (0,01mg/l).

Cách xây hệ thống lọc nước giếng khoan

Phân biệt loại nước

Tùy theo từng vùng miền mà nguồn nước ngầm có nhiễm những tạp chất khác nhau. Bởi có những vùng nước giếng khoan còn bị nhiễm mặn. Do vậy chúng ta cần tìm hiểu kĩ đặc điểm nguồn nước nhà mình. Ở đây chúng tôi tập chung hướng dẫn công nghệ lọc nước phèn giếng khoan, khử Mangan, xử lý Asen (thạch tín), bằng cách dùng bể lọc. Hệ thống này thường được áp dụng khi nước nhà bạn có những vấn đề sau:

  • Nước nhiễm phèn: Nước có hàm lượng sắt, Mangan cao. Nguồn nước này thường phổ biến ở vùng đồng bằng bắc bộ. Và một số tỉnh miền trung và đồng bằng nam bộ.
  • Nước cứng: Nguồn nước này thường phổ biến ở vùng núi. Đặc điểm của nguồn nước này là nước rất trong nhưng khi gặp nhiệt độ cao thì mới tồn tại những cặn bám trên bề mặt thiết bị sử dụng.

Thực hiện

Đầu tiên, bể chứa có thể dùng các bể nhựa, thùng nhựa, thùng Inox có thể tích từ 200 (lít) trở lên. Hoặc bạn có thể xây bể lọc nước với kích thước như sau: 80cm x 80cm x 1m. Đối với bể lọc kích thước quan trọng nhất là độ cao phải được từ 1m trở lên. Sau đó sắp xếp các dụng cụ cần thiết và vật liệu lọc nước lần lượt. Từ dưới lên trên như sau:

  1. Dưới đáy bể, ta đặt một ống lọc bằng nhựa PVC Ф48 hoặc lưới Inox nhỏ. Đây là dụng cụ có tác dụng làm ống thu nước. Ống lọc, lưới lọc này chỉ có tác dụng ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra theo nước
  2. Sỏi nhỏ: Bạn nên sử dụng sỏi có kích thước 0.5 – 1cm. Sau đó đổ một lớp dưới đáy bể khoảng 10cm. Không nên đổ nhiều vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng chống tắc ống lọc và lưới lọc.
  3. Cát vàng hoặc cát thạch anh: Đây là hai loại vật liệu chuyên dùng cho bể lọc. Lớp vật liệu này có độ dày khoảng 25 – 30cm.
  4. Vật liệu FILOX: Dùng để xử lý sắt, Mangan, Asen (thạch tín). Đây là lớp vật liệu rất quan trọng trong bể lọc (độ dầy 10cm ).
  5. Than hoạt tính: Lớp này dùng để khử mầu, mùi, độc và các tạp chất hữu cơ trong nước. Với độ dày khoảng 10cm.
  6. Cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh: Đây là lớp vật liệu đổ trên cùng. Có độ dày khoảng 10 – 15cm.
  7. Cuối cùng, ta sử dùng giàn phun mưa hoặc bộ trộn khí để oxy hóa nguồn nước.

Tác dụng của hệ thống lọc nước giếng khoan

Qua hệ thống lọc nước giếng khoan như trên. Nước có tình trạng bị ô nhiễm sẽ được đi qua vòi sen để tạo mưa (giản phun mưa). Sau đó, qua lớp cát đầu tiên thì nước đã được lọc xơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn,… Rồi thấm qua lớp than hoạt tính.

Ở lớp than hoạt tính này sẽ có tác dụng hấp thụ các chất độc hại. Các vi sinh vật nguy hiểm và trung hoà các khoáng chất khó hoà tan trong nước. Sau đó nước tiếp tục thấm vào lớp vật liệu FILOX. Đây là lớp vật liệu cực kì quan trọng. Và không thể thiết trong mỗi hệ thống lọc nước giếng khoan. Chúng có tác dụng xử lý sắt, Mangan, Asen, Amoni,… và các chất nguy hiểm khác có trong nước. Sau đó, nước tiếp tục thấm qua các lớp cát vàng (hoặc cát thạch anh), sỏi nhỏ. Để đi ra bể chứ nước sạch.

Các biện pháp khác

Máy lọc nước giếng khoan

Nếu bạn chỉ cần nhu cầu lọc nước để sử dụng cho ăn uống, và nấu nướng. Máy lọc nước giếng khoan là một biện pháp hoàn hảo cho gia đình bạn. Đặc biệt, máy lọc nước với những công nghệ hiện đại. Không cần sử dụng điện, cũng không có nước thải. Góp phần giúp gia đình bạn đảm bảo sức khoẻ một cách tối ưu nhất.

Máy lọc nước tổng

Ngoài hệ thống lọc nước giếng khoan tại nhà ra. bạn cũng có thể sử dụng các hệ thống lọc nước tổng để có thể lọc nước giếng khoan. Hệ thống lọc tổng luôn đảm bảo rằng nước sau khi lọc của gia đình bạn sẽ có thể loại bỏ hết các cặn bẩn. Đồng thời cũng loại bỏ được các vi sinh vật, virus, kim loại nặng có trong nước. Đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn nhất cho người sử dụng.

Trên đây là cách xây dụng hệ thống lọc nước giếng khoan. Và những tác dụng tuyệt vời của nó. Hy vọng những thông tin trên đã mang lại những nguồn kiến thức hữu ích cho bạn. Cũng như sức khoẻ của bạn và những người thân xung quanh.

Leave a Comment