Đánh giá nguồn nước thải khu vực Hà Nội hiện nay

Nói về nước thải sinh hoạt nếu những ai ở Hà Nội chắc chẳng còn xa lạ gì với những con sông trong thành phố như Sông Tô Lịch, Kim Ngư, Sông Sét… Những con sông này đã bị nước thải sinh hoạt của đô thị bức tử rất nhiều năm nay.

Cho đến tận bây giờ vẫn chưa có phương án xử lý hữu hiệu cho nguồn nước thải đô thị. Nhìn vào những con sông đó chúng ta dễ hình dung về sự tàn phá môi trường khủng khiếp của nước thải sinh hoạt.

Hiện nay nhà nước đã rất chú trọng vào việc bảo vệ môi trường. Luôn khuyến khích và có những điều luật khắt khe về nguồn nước thải. Mỗi cá nhân, đơn vị đều cần có nghĩa vụ bảo vệ môi trường chung.

Chính vì vậy mà có rất nhiều thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt được nghiên cứu và phát triển. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về nguồn nước thải khu vực Hà Nội nhé.

Đặc điểm của nguồn nước thải sinh hoạt

Nguồn nước thải là nguồn nước đã được sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc sinh hoạt của con người. Lượng nước này đã bị thay đổi về thành phần chất lượng nước. Các chỉ tiêu trong nước thải không đảm bảo cho các mục đích khác nhau. Nó vượt quá các tiêu chuẩn cho phép của bộ y tế. Chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người xung quanh.

Nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều các thành phần gây hại khác nhau như COD, BOD, N, P, NH4… Các chất này có thể gây hại đến sức khỏe con người hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật trong tự nhiên.

Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học. Chúng chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng.

Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Chính vì những đặc điểm trên nên cần phải có một biện pháp hay giải quyết vấn đề này. Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt ra đời từ đây.

Các chất gây ô nhiễm cho nước thải sinh hoạt

Các chất gây phú dưỡng

Theo kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xử lý nước thải khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100. Sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

Từ eutrophication bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “được nuôi dưỡng tốt”. Phú dưỡng chỉ tình trạng của một hồ nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước. Nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước. Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ít lưu thông trao đổi.

Các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ như Cacbonhidrat, protein, chất béo… thường có mặt trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị, nước thải công nghiệp chế biến thực phẩm. Đây là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Trong nước thải sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại dễ bị phân huỷ sinh học. Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản. Khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá.

Các chất hữu cơ bền vững có độc tính cao thường là các chất bền vững. Chúng khó bị vi sinh vật phân huỷ trong môi trường. Một số chất hữu cơ có khả năng tồn lưu lâu dài trong môi trường và tích luỹ sinh học trong cơ thể sinh vật. Do có khả năng tích luỹ sinh học, nên chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người.

Dầu mỡ

Dầu mỡ là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy hơn các loại khác. Ở các nhà hàng, khách sạn hoặc các nhà ăn lớn khi vào mùa lạnh nhiệt độ nhỏ hơn 16oC thì hiện tượng các mảng mỡ cô đặc với nhau. Chúng nổi trên bề mặt các bể gom nước thải trông sẽ rất kinh khủng. Nguồn dầu mỡ này cần vớt bỏ theo định kỳ.

Các vi khuẩn gây bệnh

đánh giá chất lượng nguồn nước thải sinh hoạt 2020

Trong nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và vi rut gây bệnh. Những loại vi khuẩn, vi rút này được đào thải bởi con người hoặc các tác nhân khác từ ngoài không khí hoặc nguồn thải khác xâm nhập vào.

Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử dụng nước trong sinh hoạt. Các sinh vật này có thể truyền hay gây bệnh cho người. Các sinh vật gây bệnh này vốn không bắt nguồn từ nước. Chúng cần có vật chủ để sống ký sinh, phát triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong nước. Chúng là nguy cơ truyền bệnh tiềm tàng.

Trên đây là một viết đánh giá về nguồn nước thải sinh hoạt hiện nay. Hy vọng mọi người sẽ có những biện pháp để giúp nguồn nước thải bớt ô nhiễm hơn.

Mọi ý kiến đóng góp xin hãy gửi về cho chúng tôi! Xin cảm ơn các bạn

Leave a Comment