Thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3/ngày đêm

Thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3/ngày đêm được sử dụng cho các cơ quan, trường học.

Mô tả

Thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3/ngày đêm được coi là hệ thống lọc công nghiệp, vì chúng có lưu lượng lọc tương đối lớn, yêu cầu chất lượng nước sau lọc khắt khe như đạt QC 02 – 2009 BYT hoặc QCVN 01 – 1 – 2018 BYT.

Thông số kỹ thuật của thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3

thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3

  • Tên sản phẩm: Thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3/ngày đêm.
  • Model: YMT GK 5000.
  • Diện tích lắp đặt: 6000 x 5000 x 3000mm ( D x R x C ).
  • Điện áp sử dụng: 220 – 380V/50Hz.
  • Điện áp tiêu thụ: 2.5Kw/giờ.
  • Lưu lượng xử lý: 5m3/giờ.

Khả năng xử lý của bộ lọc:

  • Hiệu quả xử lý Fe: 90%.
  • Khả năng xử lý Mn: 80%.
  • Khả năng xử lý: As: 60%.
  • Khả năng xử lý Pecmanganat: 50%.
  • Khả năng xử lý độ đục: 80%.

Tính chất của nước ngầm:

thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3

Thành phần và tính chất của nước ngầm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc, cấu trúc địa tầng của khu vực và chiều sâu của lớp nước ngầm. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, mưa nhiều hoặc bị ảnh hưởng của nguồn nước thải thì trong nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ. Bản chất địa chất của khu vực ảnh hưởng lớn đến thành phần hoá học của nước ngầm vì nước luôn tiếp xúc với đất đá trong đó nó có thể lưu thông hoặc bị giữ lại. Giữa nước và đất luôn hình thành nên sự cân bằng về thành phần hoá học, vì vậy thành phần của nước thể hiện thành phần của địa tầng khu vực đó. Tuy vậy, nước ngầm có một số đặc tính chung là: độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hoá học ít thay đổi theo thời gian, ngoài ra nước ngầm thường chứa rất ít vi khuẩn, trừ trường hợp nguồn nước bị ảnh hưởng của nước bề mặt.

Các đặc tính của nước ngầm:

Nhiệt độ của nước ngầm tương đối ổn định.

    • Độ đục thường thay đổi theo mùa.
    • Độ màu: Thường thì không có màu.
    • Độ khoáng hoá thường không thay đổi.
    • Sắt và mangan thường có mặt với các hàm lượng khác nhau.
    • CO2 thường xâm thực với hàm lượng lớn.
    • Ôxi hoà tan thường không có.
    • H2S thỉnh thoảng có mặt trong nước ngầm.
    • NH4+ thường có mặt trong nước ngầm.
    • Nitrat, Silic có hàm lượng đôi khi cao.
    • Ít bị ảnh hưởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ.

Trong nước ngầm thường không có mặt oxi hoà tan nhưng có hàm lượng CO2 cao, thường có hàm lượng sắt tổng cộng với các mức độ khác nhau, từ vài mg/l đến 100 mg/l hoặc lớn hơn, vượt xa tiêu chuẩn cho phép với nước ăn uống sinh hoạt. Do đó cần phải có giải pháp xử lý hiệu quả trước khi đưa vào sử dụng.

Ưu điểm khi sử dụng nước ngầm:

Nước ngầm là tài nguyên ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như hạn hán.

Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt.

Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác với nhiều công suất khác nhau.

Nguồn nước ngầm rất dễ khai thác có thể sử dụng các thiềt bị điện như bơm ly tâm, máy nén khí, bơm chìm hoặc các thiết bị không cần điện như các loại bơm tay.

Giá thành đầu tư hệ thống xử lý và lượng hóa chất tiêu thụ nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt.

Nhược điểm khi sử dụng nước ngầm:

Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng trăm, hàng nghìn năm và ngày nay nhận được rất ít sự bổ cập từ nước mưa. Và tầng nước này nói chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế. Do vậy trong tương lai cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng nước này bị cạn kiệt.

Việc khai thác nước ngầm với quy mô và nhịp điệu quá cao cũng sẽ làm cho hàm lượng muối trong nước tăng lên từ đó dẫn đến việc tăng chi phí cho việc xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.

Khai thác nước ngầm với mật độ cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống, một mặt làm cho quá trinh nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm cho nền đất bị võng xuống gây hư hại các công trình xây dựng-một trong các nguyên nhân gây hiện tượng lún sụt đất.

Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Giới thiệu thiết bị lọc nước Giếng Khoan 100m3/ngày đêm.

Thiết bị ô xy hóa.

Thiết bị ô xy hóa là đơn vị xử lý đầu tiên trong hệ thống, chúng có chức năng loại bỏ các khí có trong nước như CO2, H2S.. ra khỏi nước, đồng thời sẽ thay thế cac khí này bằng ô xy để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ô xy hóa khử diễn ra.

Khi nước giếng khoan được loại bỏ các khi tồn tại trong lòng đất do quá trình kị khí tạo ra, chúng sẽ tiếp xúc với ô xy tạo thành phản ứng ô xy hóa các ion trong nước như Fe và Mn, tùy vào từng nguồn nước khác nhau khi ion nào chiếm đa số thì chúng sẽ hiển thị màu đặc trưng của ion đó. Nhiều nguồn nước ngầm bị ô nhiễm lớn về ion Fe lên khi được bơm lên mặt đất, các ion Fe sẽ bị ô xy hóa khử, chúng sẽ chuyển hóa từ Fe2+ ==> Fe3+ và màu đặc trưng của ion sắt là màu đỏ, lên nước sẽ bị chuyển hóa từ trong sang đục dần.

Bể phản ứng:

Bể phản ứng là đơn vị xử lý kế tiếp, chúng có chức năng hòa trộn hóa chất với nước, dưới tác dụng của cánh khuấy, các hạt ion tồn tại trong nước sẽ được di chuyển theo một chiều nhất định, những ion này va đập vào nhau, cộng với tác dụng của lượng hóa chất đưa vào, các ion bị hút vào nhau tạo thành các bông cặn lớn.

Bể phản ứng được thiết kế với dung tích nhỏ, thời gian đủ để tạo phản ứng hóa học, khi nước qua bể phản ứng chúng sẽ tạo thành được những bông cặn lớn mà mắt thường nhìn thấy dễ dàng.

Bể lắng:

Sau bể phản ứng nước sẽ được dẫn sang bể lắng, với dung tích lớn các hạt bông cặn bị giảm tác dụng do dòng chảy tạo ra, các ion này bị lực trọng lực kéo xuống đáy bể và lắng đọng ở đó.

Bể lắng cần đáp ứng được thời gian lắng, nếu thời gian lắng không đủ các ion sẽ trôi ra khỏi bể lắng làm tắc bể lọc, vì vậy thời gian lắng cần tính toán chính xác, giúp hệ thống hoạt động ổn định về lâu dài.

Nước sau khi qua bể lắng là trong, không có hoặc có cực ít các cặn li ti trong nước.

Bể lọc:

Bể lọc là công đoạn loại bỏ các cặn lơ lửng có trong nước Giếng Khoan vì vậy bể lọc được coi là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan. Ngoài loại bỏ cặn lơ lửng chúng còn có tác dụng loại bỏ các chất hòa tan như Pecmanganat và các ion như Mn và As.

Trong bể lọc điều tiên quyết của bể lọc là lớp vật liệu lọc, cách bố trí các tầng lọc củng ảnh hưởng lớn đến quá trình lọc của bể. Nếu sử dụng đúng vật liệu lọc nhưng khả năng bố trí lớp vật liệu lọc sai cách cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý của bể lọc.

Khử trùng:

Khử trùng là gian đoạn cuối cùng trong hệ thống lọc, chúng có chức năng loại bỏ 02 chỉ tiêu về vi khuẩn trong các chỉ tiêu xét nghiệm là Ecoly và Colifrom.

Nếu hai loại vi khuẩn này không được loại bỏ đồng nghĩa với việc chất lượng nước sau lọc không đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt.

Các cơ sở hoạt động cho công nghiệp sẽ không quan tâm đến 02 chỉ tiêu này, nhưng nếu sử dụng cho mục đích sinh hoạt thì chất lượng nước bắt buộc phải đảm bảo.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thiết bị lọc nước giếng khoan công suất 100m3/ngày đêm”