Tìm hiểu và phân tích những ưu và nhược điểm của các bình lọc nước gia đình

Bình lọc nước gia đình là một trong các thiết bị lọc nước xuất hiện sớm nhất tại Việt Nam. Trong bối cảnh đời sống hiện đại, bạn nên nắm rõ ưu – nhược điểm của thiết bị này trước khi quyết định sử dụng.

Trong khoảng thời gian 10 – 20 năm trước đây, bình lọc nước là thiết bị đã dần trở nên quen thuộc tại nhiều hộ gia đình. Nhờ có thiết bị này, rất nhiều gia đình đã được tiếp cận với nguồn nước sạch hơn. Gần đây, bên cạnh bình lọc nước, rất nhiều thiết bị lọc hiện đại khác đã xuất hiện. Chỉ cần một phép tra cứu đơn giản, bạn có thể nhận thấy có tới hàng ngàn thiết bị như bình lọc nước mini, máy lọc nước, hay hệ thống lọc tổng được hàng chục thương hiệu bày bán.

Vậy, trong bối cảnh nguồn nước ngày càng ô nhiễm và các thiết bị hiện đại đang dần trở nên phổ biến, bình lọc nước gia đình mang những ưu – nhược điểm gì? Để tìm ra lời giải đáp, bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

1. Cấu tạo của bình lọc nước gia đình

Bình lọc nước gia đình là thiết bị lọc truyền thống với cấu tạo tương đối đơn giản. Các thiết bị này thường được chia làm 2 tầng.

Tầng phía trên được che bởi nắp đậy mà bạn có thể nhấc lên dễ dàng. Tầng này được dùng để chứa nước trước khi lọc (nước mà bạn đổ vào). Bên trong tầng này có một bộ phận màu trắng, hình vòm. Đây chính là cục lọc nước bằng gốm. Nhiệm vụ của cục lọc nước là loại bỏ các tạp chất thô với kích thước lớn (như cặn bẩn, gỉ sét). Ngoài ra, cục lọc cũng có thể loại bỏ một phần vi sinh vật trong nước.

Tìm hiểu thêm: Bể lọc nước giếng khoan dành cho gia đình hiện đại ngày nay

Tầng phía dưới chiếm phần lớn diện tích của bình lọc nước. Tầng này có thể tích lớn hơn, được dùng để chứa nước sạch sau lọc. Đầu vòi để lấy nước được lắp trực tiếp vào phần này. Ở phía trong, bạn sẽ thấy 2 cấu trúc quen thuộc:

  • Bên trên, nối tiếp với cục lọc sứ là trụ lọc. Trụ lọc này thường có 5 tầng lọc, bên trong chứa các vật liệu lọc khác nhau. Trong đó, than hoạt tính lọc nước là một thành phần quan trọng không thể thiếu. Đây là bộ phận quyết định chất lượng của nước sau lọc.
  • Bên dưới, nối tiếp với chân đế là một cấu trúc dẹt. Đây được gọi là hộp đá tạo khoáng. Bộ phận này giúp bổ sung khoáng chất cho nước sau lọc.

2. Ưu – nhược điểm của bình lọc nước gia đình

Không có thiết bị lọc nước nào là hoàn hảo. Ngay cả những thiết bị tân tiến, hiện đại nhất cũng mang một số nhược điểm như: tốn điện năng, tốn chi phí, hoặc tốn diện tích. Bình lọc nước gia đình cũng mang trong mình các ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bạn cần cân nhắc thật kỹ các ưu – nhược điểm này trước khi quyết định sử dụng bình lọc nước.

 

Ưu điểm

Các ưu điểm của bình lọc nước bao gồm:

  • Nhỏ gọn, nhờ đó tiết kiệm diện tích cho không gian của bạn
  • Vận hành dễ dàng, không cần tốn điện năng
  • Không tạo ra nước thải thừa như nhiều dòng máy lọc nước hiện đại
  • Giá cả rẻ hơn rất nhiều so với phần lớn thiết bị lọc khác (thường dưới 500.000 VNĐ)
  • Cục lọc sứ có thể được rửa sạch và tái sử dụng. Sau đó, cục lọc mới cần được thay mới
  • Dễ dàng lắp đặt
  • Không tốn công sức và chi phí bảo trì – sửa chữa

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật kể trên, bình lọc nước gia đình có một số nhược điểm nhất định. Các nhược điểm đó bao gồm:

  • Không đủ khả năng xử lý nước chứa quá nhiều chất gây ô nhiễm
  • Không được đi kèm các dịch vụ kiểm tra chất lượng định kỳ để tư vấn thay thế vật liệu lọc. Do đó, nhiều gia đình sử dụng bình lọc mà không thay lõi dù đã đến thời điểm cần thay. Điều này tạo ra rất nhiều nguy cơ, vì người sử dụng vẫn yên tâm dùng nước đó để uống mà không hề biết bình đã hết khả năng làm sạch.
  • Không nên dùng nước đầu ra để uống trực tiếp

Leave a Comment