Cùng đi tìm hiểu những thông tin về chỉ số TDS của nguồn nước
Thuật ngữ TDS thường xuất hiện trong ngành công nghệ xử lý nước. Tổng chất rắn hòa tan có trong nước là một trong những nguyên nhân gây ra độ đục và trầm tích trong nước uống. Khi không được lọc, tổng chất rắn hòa tan có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy cụ thể TDS là gì? Bút thử nước TDS có thực sự đo được độ sạch của nước uống?
Khái niệm TDS và bút thử nước TDS là gì?
TDS là gì?
TDS là viết tắt của cụm từ “Total Dissolved Solids” tạm dịch là “Tổng chất rắn hòa tan”. Hay nó chính là bao gồm tổng các hạt ion mang điện tích như muối, kim loại hoặc khoáng chất tồn tại trong một đơn vị khối lượng nước nhất định.
Đặc biệt, TDS chính là một chỉ số dùng để kiểm tra chất lượng của nước. Trong đó có hàm lượng tất cả các chất hữu cơ, vô cơ,… Các thành phần chủ yếu thường là các cation canxi, magiê, mangan, natri, kali, sunfat,… Chúng có thường có mặt trong nước ngầm và nước giếng khoan.
Xem thêm: Hướng dẫn xây bể lọc nước giếng khoan đơn giản nhất
Ở các thành phố lớn, TDS sinh ra trong quá trình tuần hoàn nước. Bởi tính hoà tan của nước rất cao nên nó có thể hấp thụ rất nhiều các ion từ đường ống, môi trường xung quanh. Càng nhiều ion, chỉ số TDS càng cao.
Bút thử nước TDS là gì?
Bút thử nước TDS là thiết bị đo nồng độ chất rắn hòa tan trong nước, dung dịch. Với thiết kế nhỏ gọn, thao tác đơn giản, cho kết quả nhanh và chính xác giúp bạn biết được độ an toàn của nguồn nước đối với sức khỏe của bạn.
Với công dụng chính là kiểm tra hiệu suất của bộ lọc nước giúp đánh giá chất lượng máy lọc gia đình hoặc công nghiệp. Đảm bảo độ an toàn cho nguồn nước uống và sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe con người. Đồng thời, cảnh báo hàm lượng kim loại nặng quá lớn trong nước để sớm có phương án khắc phục. Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến cơ thể.
Chỉ số TDS càng nhỏ thì nước càng sạch. Theo các quy định hiện hành của Việt Nam, đối với nước tinh khiết chỉ số TDS không được vượt quá 0 ppm. Đối với nước sinh hoạt thì chỉ số này không được vượt quá 500 ppm. Tuy nhiên, không phải TDS càng thấp càng tốt vì trong số các ion sẽ có 1 số ion có lợi cho sức khỏe, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của người dùng.
Cách đọc các chỉ số
Bằng cách đo Mức TDS trong nước, bạn sẽ có thể chắc chắn liệu nước bạn đang uống là tinh khiết hay không tinh khiết. Chỉ số TDS càng nhỏ thì nước càng sạch. Tuy nếu nhỏ quá mức thì nguồn nước này chưa chắc đã tốt đối với sức khoẻ. Bởi nó gần như không có khoáng chất. Chính vì thế, không hẳn chỉ số TDS cao là nước bẩn. TDS không được coi là chỉ số gây ô nhiễm, nó là chỉ số tổng hợp về sự hiển diện của các hợp chất hóa học có trong nước. Theo đó:
TDS < 5 PPM: là nước tinh khiết, không có chất rắn hòa tan. Nước này không bổ sung khoáng chất chỉ cung cấp nước sạch cho cơ thể khi chúng ta sử dụng.
TDS > 5 PPM: Là các loại nước có chất rắn hòa tan. Chỉ số TDS cao không có nghĩa nước đó có hại. Bởi có thể thành phần các chất rắn đó có chất rắn được coi là có lợi.
Từ 50 PPM – 150 PPM: Mức TDS này đã được Tổ chức Y tế Thế giới cho là mức tốt nhất cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Thiết bị lọc nước sông hàng đầu Việt nam
Nước có chỉ số TDS quá cao gây ra những tác hại gì?
- Gây sỏi thận hoặc làm tắc đường tĩnh mạch hoặc động mạch nếu sử dụng trong một thời gian dài để ăn uống.
- Làm biến đổi thành phần thuốc do hiện tượng kết tủa khi dùng làm nước để pha chế thuốc.
- Thức ăn rất khó chín khi dùng nước cứng để nấu ăn
- Khó giặt sạch quần áo do Ca2+ trong nước cứng kết quả cùng gốc axit có chứa trong xà phòng
- Độ bền và khả năng của thiết bị công nghiệp sẽ hoạt động kém khi sử dụng nước cứng vì tình tạn bề mặt thiết bị bị bám cặn.