Mô tả
Máy thổi khí được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như ngành mạ, ngành xử lý nước thải, xử lý nước cấp, ngành nuôi trồng thủy hải sản…. Tuy nhiên trong ngành xử lý nước thải là được ứng dụng nhiều nhất, do công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải bằng vi sinh vật, khi các vi sinh vật hoạt động luôn cần một lượng ô xy đủ lớn để nuôi cấy chúng, nếu không cung cấp lượng khí cần thiết mật độ vi sinh vật sẽ bị giảm xuống đáng kể.
Những đồ dùng trong công nghiệp hay dân dụng đều cần đến quá trình bảo dưỡng. Khi bảo dưỡng máy thổi khí sẽ giúp thiết bị có tuổi thọ cao hơn, máy hoạt động ổn định hơn và điều quan trọng là sẽ làm giảm lượng điện năng tiêu thụ của máy móc.
Những lưu ý khi lắp đặt máy thổi khí đặt cạn.
- Máy thổi khí đặt cạn là thiết bị điện có định mức bảo vệ IP55 chính vì vậy cần lắp đặt máy thổi khí đặt cạn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc có ảnh nắng chiếu trực tiếp vào sẽ làm tăng nhiệt độ của máy khi hoạt động.
- Nhiệt độ trong phòng máy thổi khí được duy trì dưới 45oC.
- Máy thổi khí cần đặt trên bệ máy, tránh những vị trí lắp đặt ẩm ướt và thường xuyên xuất hiện nước.
- Máy thổi khí khi hoạt động có độ rung lớn, nên cần nền móng thiết bị tốt, không bị lún, xụt theo thời gian.
- Máy thổi khí cần đặt ở nơi có ít bụi vì khi hoạt động sẽ hút không khí ở vòng quanh vào máy, nếu không khí có quá nhiều bụi sẽ làm hư hại máy theo thời gian.
- Khi lắp đặt đường cấp khí cần có khớp nối mềm để tránh hiện tượng rung của máy ảnh hướng đến đường ống cố định.
- Khu vực lắp máy cần thoáng, dễ dàng tháo lắp máy.
- Cần xác định dòng điện hoạt động của máy để bảo vệ quá tải ( Rơ le nhiệt ).
- Cần lắp đặt thiết bị chống mất pha tránh hiện tượng mất pha trong quá trình hoạt động.
- Khi bắt đầu hoạt động máy cần kiểm tra các pha xem dòng điện có cân bằng không, nếu lệch pha cần kiểm tra lại nguồn điện tổng cấp vào.
- Khi hoạt động máy sẽ có chiều quay cố định, nên nếu ngược chiều cần đổi lại dây nguồn sao cho đúng chiều quay.
- Cột áp mà máy chịu tải, các dòng máy thường có cột áp nhất định, nên khi lắp đặt cần chú ý đến cột áp nước, nếu cột áp nước quá cao sẽ làm cho khí không thoát được ảnh hưởng lớn đến hiệu xuất và độ bền của máy.
- Cần lắp đặt đường dây tiếp địa.
Kiểm tra máy trước khi hoạt động.
- Kiểm tra điện áp đầu vào có đủ không.
- Kiểm tra các pha có bị lệch pha hay không.
- Kiểm tra các đường ống, ốc cố định đã được lắp đặt trắc chắn chưa.
- Kiểm tra các dây curoa quay thử bằng tay xem đã được lắp đặt chuẩn hay chưa, khi chạy có bị rung lắc máy không.
- Kiểm tra dầu mỡ trong máy đã được cấp đủ hay chưa.
- Kiểm tra các val xả khí an toàn.
- Kiểm tra các van một chiều.
- Kiểm tra đồng hồ đo áp.
- Kiểm tra toàn bộ các ốc trên máy.
- Kiểm tra dòng điện cấp vào máy theo từng pha.
- Kiểm tra lại chiều quay của máy, tránh hiện tượng quay ngược chiều.
Bảo dưỡng máy thổi khí theo định kỳ.
Máy thổi khí dạng Roots Blower là dòng máy khởi động gián tiếp qua dây curoa nên có độ bền cao hơn các dòng máy thổi khí khởi động trực tiếp. Dòng máy này được đặt buồng cung cấp khí và động cơ tách biệt nhau giúp cho quá trình hoạt động không bị sức nóng của buồng thổi khí ảnh hưởng đến động cơ.
- Thay dầu máy theo định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng, việc thay dầu cho buồng quạt giúp chúng có độ bôi trơn tốt hơn, không bị ma sát trong quá trình hoạt động. Thời gian thay thế dầu vào khoảng 6 tháng/ lần.
- Khi máy hoạt động sẽ sinh ra một lượng nhiệt, vì vậy các loại dầu mơ ở vòng bi cần được bổ sung theo định kỳ: 1 tháng 1 lần.
- Buồng hút bụi sẽ cần được vệ sinh 1 tháng/ lần. Khi vệ sinh cần loại bỏ lượng bụi có trong buồng hút khí.
- Khi hoạt động cần kiểm tra dây curoa nếu có hiện tượng bị trùng cần tăng dây curoa. Dây cần thay thế theo định kỳ 6 tháng/ lần. ( Khi thay cần chú ý thông số của dây để tìm mua đúng chủng loại )
1 –
1
linhnx –
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm công ty chúng tôi.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 0982 779 311
Trân trọng.