Mô tả
Tùy vào từng mục đích sử dụng khác nhau sẽ có những cách thức thiết kế hệ thống bể lọc nước giếng khoan khác nhau. Điều quan trọng nhất là đem đến nguồn nước sạch cho chủ đầu tư mà không có các tạp chất gây hại trong nước sau khi lọc. Các chỉ tiêu về hóa học, sinh học đáp ứng được theo quy chuẩn của nhà nước quy định.
==> Tìm hiểu về giá thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình tại đây!
Lý do bạn cần phải làm bể lọc nước giếng khoan?
Việc làm bể lọc nước giếng khoan là rất cần thiết vì: Theo kết quả khảo sát của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại 95% chất thải, nước thải xả vào môi trường nước. Tại nông thôn, 31% sử dụng nước giếng khoan, 31,2% sử dụng giếng khơi, 11% sử dụng nước mưa, sông, suối đang bị ô nhiễm nặng. Ở thành phố, có tới 70% sử dụng nước máy (chất lượng cụ thể như thế nào thì vẫn chưa thể biết rõ
Thông thường, nước giếng khoan, giếng khơi đều chứa các thành phần độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như: Sắt, kim loại nặng khác nhau và đặc biệt, nó chứa hàm lượng Asen (thạch tín) vượt quá mức cho phép (tùy từng khu vực mà mức độ nặng nhẹ khác nhau). Các thành phần không mong muốn này là nguyên nhân chính dẫn đến 80% các bệnh nguy hiểm thông qua đường nước ăn uống sinh hoạt sau thời gian dài sử dụng tại Việt Nam.
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bể lọc nước giếng khoan gia đình tối ưu và hiệu quả nhất.
Cấu tạo của hệ thống lọc nước giếng khoan
Bể lọc nước giếng khoan bằng công nghệ lọc tự nhiên.
– Tháp làm thoáng:
Tháp làm thoáng là một sản phẩm được thiết kế lên bằng thép, nhựa hoặc thép không gỉ. Tháp này được thiết kế hình trụ, nước được cấp từ trên đỉnh tháp và được lấy ra ở dưới đáy tháp.
Trên đỉnh tháp ô xy hóa sẽ được lắp đặt một bồ trộn khí cưỡng bức. Khi dòng nước đi qua sẽ bị thu nhỏ lại tạo thành một dòng nước đi rất mạnh. Bên cạnh đó sẽ được bố trí 1 đường cấp khí. Khi dòng nước đi qua với áp xuất lớn sẽ tạo ra một lực hút lớn. Giúp hút toàn bộ không khí vòng quanh tháp và hòa tan ô xy vào trong nước.
Nước sau khi đã bị ngậm đầy ô xy ở trong nước chúng sẽ thay thế cho các loại khí có trong nước như H2S, CO2… Các khí này sẽ được bay ra khỏi nước theo cửa thoát khí. Nếu như bạn đứng cạnh tháp làm thoáng sẽ có mùi rất tanh. Đó là mùi đặc trung của các loại khí bay ra từ trong nước giếng khoan.
Ở trong tháp làm thoáng sẽ được bố trí các xà đập. Thông thường sẽ được thiết kế 2 xà đập khoan lỗ sole nhau. Làm tăng cường quá trình va đập của nước giúp chúng hòa trộn đều với ô xy.
– Dàn mưa.
Dàn mưa cũng có chức năng giống như tháp làm thoáng giúp quá trình lọc nước giếng khoan thêm sạch hơn. Tuy nhiên khả năng ô xy hóa sắt kém hơn tháp làm thoáng nhiều. Dàn mưa có thêm một bất lợi nữa đó là cần một diện tích xây dựng khá lớn.
Dàn mưa được thiết kế là các đường ống nhỏ được khoan các lỗ khoan cách nhau từ 5 – 10 cm/ lỗ. Các lỗ khoan thường được lựa trọn là D4 hoặc D6. Nhìn chung thì lỗ khoan càng nhỏ hiệu quả ô xy hóa sắt càng lớn. Do lượng nước đi ra ít sẽ có nhiều diện tích ô xy xâm thực vào trong nước dễ dàng hơn.
Dàn mưa công nghiệp được thiết kế gồm một đường ống trục chính cấp. Sau đó sẽ được phân ra thành nhiều nhánh nhỏ, trên mỗi nhánh nhỏ sẽ được khoan các lỗ D4 có hướng nước đi ngược lên trời. Giúp chúng có điều kiện tiếp xúc với ô xy. Ở mỗi nhánh nhỏ sẽ có van khóa điều tiết lượng nước cấp vào mỗi nhánh. Sao cho lượng nước được phân tán đồng đều trên toàn bộ tiết diện dàn mưa.
Nước sau khi phun mưa sẽ được thu gom theo bể dẫn. Bể này sẽ được bố trí thêm các xà đập giúp nước rơi tự do. Quá trình rơi tự do sẽ một lần nữa tiếp xúc với ôxy làm tăng khả năng ô xy hóa.
– Bộ trộn khí:
Bộ trộn khí là một thiết bị nhỏ có chức năng hút ôxy giống như thiết kế của tháp ôxy hóa. Quá trình nước bơm qua bộ trộn khí, với áp xuất cao của máy bơm, đường ống sẽ bị thu nhỏ lại 80%. Tạo thành một tia nước cực nhỏ, khi phun ra với áp xuất lớn. Chúng sẽ hút ôxy có trong không khí và hòa trộn vào trong nước giếng khoan.
Bộ trộn khí thường được sử dụng cho các thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình. Hoặc các hệ thống bể lọc nước giếng khoan công nghiệp công suất nhỏ dưới 300m3/ngày đêm.
Cấu tạo bể lọc nước giếng khoan
Bể lọc nước giếng khoan xử lý Fe, Mn
– Phần thu nước:
Phần thu nước là phần đặt chìm ở dưới đáy của bể lọc giếng khoan gia đình. Nhằm thu lượng nước sau khi đi qua lớp vật liệu lọc để đưa ra ngoài. Nếu không có phần thu nước, các hạt lọc sẽ bị chui ra ngoài theo đường nước chảy ra.
Phần thu nước có nhiều kiểu khác nhau như: Sử dụng ống lọc, sử dụng chụp lọc, sử dụng ống cắt rảnh nhỏ….
- Sử dụng ống lọc là sử dụng các loại ống được sản xuất đại trà như ống nhựa Tiền phong, Dismy… Các loại ống này được nhà máy sản xuất cắt tạo thành các khe nhỏ mà cát lọc khó lòng chui qua được. Các đoạn ống lọc sẽ được liên kết với nhau tạo thành các trục đi vòng quanh bể lọc. Giúp khả năng thu nước được trên toàn bộ tiết diện đáy bể lọc.
- Sử dụng chụp lọc thường sử dụng cho các trạm cấp nước lớn. Dưới đáy bể sẽ được đổ một lớp tấm đan dày khoảng 15 – 20 cm. Cứ cách nhau 30 – 40cm sẽ đặt một lỗ chờ sẵn nhằm để lắp đặt các chụp lọc để thu nước.
- Sử dụng các loại ống nhưa ống Inox, ống nhựa uPVC để cắt thành các khe nhỏ. Hoặc đục các lỗ có kích thước nhỏ nhằm thu mà lớp vật liệu lọc không thể đi qua được.
– Phần rửa lọc:
Phần rửa lọc có rất nhiều cơ chế hoạt động khác nhau. Tuy nhiên mục đích của quá trình rửa lọc là loại bỏ lượng bông cặn tích tụ trong quá trình lọc ra ngoài bể lọc. Giúp bể lọc quay lại trạng thái thông thoáng như ban đầu.
Phần xả cặn được thiết kế một đường ống có kích thước đủ lớn. Giúp lượng nước cấp vào từ bơm rửa lọc đảm bảo thoát kịp. Giúp quá trình rửa lọc đạt hiệu quả cao nhất.
Phần rửa lọc được lắp đặt máy bơm với lưu lượng và áp xuất cao. Giúp quá trình rửa lọc đạt được hiệu quả cao nhất.
Khi rửa lọc sẽ được máy bơm hút nước sạch đưa vào đáy bể lọc. Với mục đích đẩy ngược lên giúp lớp vật liệu nổi lên một chút. Các bông cặn có tỉ trọng nhẹ sẽ bị dòng nước đẩy lên trên và thoát ra ngoài theo đường xả cặn.
Quá trình rửa ngược nhiều hay ít, lâu hay nhanh phụ thuộc vào hàm lượng cặn lơ lửng có trong nước nguồn. Chính vì vậy hàm lượng cặn ở đây phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu bể lắng. Nếu bể lắng tốt quá trình rửa ngược sẽ ít phải thao tác. Nếu bể lắng kém hàm lượng cặn lơ lửng thoát ra nhiều đồng nghĩa qua trình rửa ngược nhiều hơn. Đây là một bộ phận không thể thiếu của bể lọc nước giếng khoan.
– Phần lọc:
Phần lọc gồm nhiều công nghệ khác nhau như: Bể lọc nhanh, bể lọc áp lực, bể lọc tự rửa. Nhìn chung các loại bể này kết cấu giống nhau nhưng cách thức thiết kế khác nhau. Mục đích cuối cùng là loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước nguồn. Để đem lại nguồn nước an toàn cho chúng ta sử dụng.
Sơ đồ thiết kế bể lọc nước giếng khoan
Sỏi đỡ kỹ thuật dày 10 – 30cm:
Là lớp nằm dưới cùng, lớp này sẽ nằm trên hệ thống thu nước. Mục đích của lớp sỏi đỡ nhằm ngăn chặn các hạt cát có kích thước nhỏ chui vào các rảnh nhỏ của hệ thống ống thu nước. Nếu không sử dụng lớp sỏi đỡ sẽ gây ra các hạt cát có kích thước nhỏ bám vào khe hở hệ thống thu nước. Dẫn đến lưu lượng lọc bị giảm sút rất nhanh, quá trình rửa lọc phải diễn ra thường xuyên hơn. Lớp vật liệu lọc này thông thường sẽ được đổ cao hơn phần thu nước khoảng 10 – 20cm. Để giúp ngăn chặn tốt lớp cát nhỏ ảnh hưởng đến hệ thống thu nước.
Phần cát lọc dày 30 – 80cm:
Phần này các bạn nên lựa chọn cát thạch anh. Bởi vì cát thạch anh có nhiều cạnh sắc, khi sắp xếp với nhau các khe rỗng sẽ không quá to. Làm cho các bông cặn bị giữ lại hiệu quả.
Mục đích khác là lớp cát thạch anh này rất dễ rửa lọc. Bởi tính chất dễ bị đánh tan khi gặp áp lực nước đưa vào. Không bị bí như cát vàng và cát đen.
Lớp than hoạt tính:
Lớp than hoạt tính dày từ 10 – 30cm tùy theo lưu lượng hoạt động của hệ thống lọc. Lớp than hoạt tính là sử dụng các loại than có độ hấp phụ lớn ( Những loại than khi cho vào nước sủi bọt trắng li ti nổi lên trên mặt nước. Mức độ sủi càng lâu thì chất lượng than càng tốt ).
Lớp than hoạt tính có chức năng hấp phụ các chất hữu cơ có trong nước. Nếu hàm lượng hữu cơ quá cao lớp than hoạt tính sẽ mất tác dụng rất nhanh. Chính vì vậy khi lựa chọn than cần lựa chọn loại than tốt. Có chỉ số hấp phụ Iot cao, độ ẩm thấp, độ rỗng hạt cao…
Các bạn nên hạn chế sử dụng than viên nén. Bởi dòng than này không có tác dụng hấp phụ chút nào cả. Các cửa hàng bán lẻ thường sử dụng loại than này vì giá thành rẻ, dễ bán hàng. Nhưng chất lượng chỉ ngang bằng với cát thạch anh.
Lớp vật liệu lọc:
Là lớp vật liệu chủ đạo giúp xử lý Asenic và Mangan nên việc lựa chọn loại vật liệu này phải rất chú trọng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những loại vật liệu như: MQ7, Filox, cát mangan, hạt lọc Birm… toàn là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chúng tôi đã thử nghiệm phân tích các loại hạt lọc như MQ7, Filox. Hai loại này thực chất là đá xanh, bên ngoài được tẩm một lớp mỏng MNO2 với hàm lượng 2 – 5% không đồng đều trên hạt lọc. Nhưng khi mua hàng họ giới thiệu hàng này hàm lượng Mangan cao lên đến 30 – 40%. Thực chất không có một chút hàm lượng Mangan nào cả. Chính vì vậy các bạn không nên mua những loại vật liệu này về sử dụng.
Còn các loại vật liệu như Birm và hạt Mangan thì chất lượng cực kém. Hàm lượng Mangan có trong hạt toàn nhỏ hơn 12%, nhiều mẫu còn không đạt nổi 8%. Những hạt đó là những hạt phế phẩm không có khả năng xử lý nước.
Trong công nghệ xử lý nước thì hạt lọc Mangan luôn được đánh giá cao nhất. Nhưng những hạt này có giá thành cao, hàm lượng Mangan rơi vào 30 – 60% mới có công dụng xử lý nước hiệu quả. Chính vì vậy nếu các bạn đi mua hàng nên lựa chọn công ty nào có bảng xét nghiệm chất lượng hạt lọc theo từng lô nhập hàng do đơn vị đo lường của nhà nước cung cấp.
Lớp cát đệm:
Lớp cát đệm được đặt một lớp mỏng trên lớp vật liệu lọc. Bản chất của lớp này là làm ổn định dòng nước chảy. Ngăn không cho lượng nước mới cấp vào gây giao động vào lớp vật liệu lọc.
Trên đây Yeumoitruong đã giới thiệu tới các bạn hệ thống bể lọc nước giếng khoan gia đình mới nhất 2020. Hy vọng sau bài viết này mọi người đã có thể tìm được cho mình giải pháp xử lý nước giếng khoan tốt nhất.
Chúc các bạn thành công!
linhnx –
very good
linhnx –
sản phầm chất lượng