Mô tả
Xử lý khí thải phòng sơn luôn là một vấn đề hết sức cấp thiết vì những loại khí thải do bụi sơn gây ra ảnh hưởng rất lớn đến môi trường khu vực lần cận. Khí thải không giống với nước thải chúng có độ ô nhiễm bao phủ cả một khu vực rộng lớn, nếu gặp thời tiết chuyển mùa những loại khí thải độc hại sẽ không thể bay được lên cao, theo độ ẩm không khí chúng sẽ bay lơ lửng ở tầng thấp, vì vậy chúng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe những người sinh sống và hoạt động dưới sự ảnh hưởng của khí thải.
Khí thải phòng sơn thành phần chủ đạo vẫn là các hạt bụi sơn có kích thước cực nhỏ, bên cạnh các bụi sương sẽ là các chất dung môi dễ bay hơi và hòa trộn vào không khí. Khí thải là loại không gây ảnh hưởng trực tiếp trong thời gian ngắn mà chúng dẫn tích lũy trong cơ thể con người.
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG XỬ LÝ KHÍ THẢI PHÒNG SƠN.
Quá trình sản xuất của các phòng sơn sẽ thải ra ngoài môi trường một lượng bụi sơn và dụng môi tương đối nhiều, vì vậy phương án xử lý khí thải phòng sơn cần phải căn cứ vào mức độ ô nhiễm đầu vào để đưa ra phương án xử lý hiệu quả. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc công nghệ xử lý hiệu quả khí thải phòng sơn.
Như đã nói ở trên khí thải phòng sơn phát sinh chủ đạo là bụi sơn và dung môi lên hệ thống sẽ cần các thiết bị sau:
- Quạt tăng áp ( Chức năng tăng áp xuất để đẩy khí thải vào buồng xử lý ).
- Tháp hấp phụ bằng vật liệu. ( Xử lý bụi và 40% mùi ).
- Tháp hấp thụ ( Xử lý mùi dung môi ).
Quạt tăng áp:
Quạt tăng áp trong hệ thống xử lý khí thải phòng sơn có chức năng chính là tăng áp xuất của dòng khí để đi qua tháp xử lý, không gây lên hiện tượng gián đoạn dòng hút. Nếu quạt tăng áp không đủ áp xuất sẽ gây lên hương tượng phòng sơn phát sinh mùi, Còn nếu mạnh quá sẽ đem theo rất nhiều bụi sơn đi ra ngoài, hiện tượng này sảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất các sản phẩm.
Trong hệ thống xử lý khí thải phòng sơn chúng ta phải tính toán quạt tăng áp chính xác nếu nhỏ quá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất, còn lớn quá sẽ gây tiêu tốn điện năng đáng kể.
Tháp hấp phụ.
Trong hệ thống xử lý khí thải phòng sơn tháp hấp phụ được coi là hệ thống xử lý chủ đạo vì tháp có khả năng hấp phụ một phần chất hữu cơ, quan trọng hơn là tháp được trang bị loại vật liệu cao cấp là than hoạt tính, vì vậy tháp có khả năng giữ lại được một lượng bụi sơn đáng kể.
Tháp hấp phụ được thiết kế gồm 3 phần chính.
- Phần lọc bụi thô.
- Phần than hoạt tính hấp phụ.
- Phần phân phối.
Phần lọc bụi:
Phần lọc bụi là quá trình đầu tiên có trong tháp xử lý khí thải, chúng sử dụng chất liệu thô nhằm ngăn một lượng bụi lớn đi vào buồng than hoạt tính.
Buồng lọc bụi được thiết kế gồm ngăn thu bụi và phần màng lọc, màng lọc được lựa chọn các loại vật liệu ổn định có độ độ bền cơ học cao, giúp loại bỏ được những hạt bụi sơn có kích thước lớn. Sau một thời gian sử dụng các hạt sơn sẽ bám dính trên bề mặt vật liệu lọc, khi tỉ trọng lớn chúng sẽ rơi tự do vào ngăn chứa bụi. Lượng bụi sơn này sẽ được thu gom theo định kỳ để xử lý.
Phần than hoạt tính hấp phụ:
Than hoạt tính được sử dụng là dòng than hoạt tính cao cấp, có độ hấp phụ lớn. Những hạt than có tác dụng hút các loại dung môi có lẫn trong khí thải tuy không xử lý triệt để dung môi nhưng than hoạt tính có khả năng xử lý được phần nào đó, giúp giảm tải cho đơn vị xử lý phía sau.
Như chúng ta đã biết đến rất nhiều công dụng của than hoạt tính, vì vậy trong công nghệ xử lý khí thải than hoạt tính được lựa chọn là vật liệu lọc chủ đạo bởi chúng có độ bền cơ họ cao, không bị mài mòn trong quá trình hoạt động của tháp xử lý.
Lớp than hoạt tính được sắp sếp thứ tự bên trong tháp xử lý làm sao cho chiều dày của lớp than hoạt tính đủ để có khả năng hấp phụ khí thải. Nếu lớp than hoạt tính quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xử lý của tháp. Vì vậy lớp than hoạt tính dày bao nhiều cần đến chuyên môn của người thiết kế.
Lớp than hoạt tính là thành phần xử lý bụi chủ đạo trong hệ thống xử lý khí thải phòng sơn, chính vì lý do đó lớp than hoạt tính và loại than hoạt tính được lựa chọn sẽ quyết định khả năng xử lý của tháp hấp phụ. Than hoạt tính được sếp thành lớp chúng có khả năng liên kết với nhau lên lượng bụi có kích thước rất nhỏ cũng khó có thể lọt qua lớp than hoạt tính này.
Phần phân phối:
Phần phân phối là thanh tố quan trọng trong tháp xử lý khí thải, bởi vùng phân phối sẽ quyết định điều hướng gió đi các hướng khác nhau, khi hướng gió được thay đổi sẽ giúp lượng bụi đi theo ý định của người thiết kế tháp xử lý. Nếu thiết kế không chuẩn sẽ làm giảm khả năng xử lý của tháp xử lý.
Tháp hấp thụ.
Sau tháp hấp phụ đơn vị xử lý tiếp theo sẽ là tháp hấp thụ chúng sẽ có khả năng xử lý triệt để các dung môi có trong khí thải. Dưới tác dụng trung hòa của tháp chúng sẽ biến những loại khí dung môi từ chất này chuyển thành chất khác không ảnh hưởng đến môi trường, hoặc sẽ chuyển chúng thành thể có thể bị lọc rồi giữ lại ở tháp hấp thụ.
Tháp hấp thụ gồm 3 phần chính:
- Phần chứa hóa chất.
- Phần chứa vật liệu.
- Phần thu gom.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.