Mô tả
Vài năm trở lại đây vấn đề xử lý nước thải ở các phòng khám tư nhân được Bộ Y Tế quan tâm, vì vậy tất cả những phòng khám nha khoa muốn được cấp phép hoạt động đều cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Nước thải phòng khám nha khoa thường có độ ô nhiễm không cao, tuy nhiên chúng vẫn là loại nước thải ảnh hưởng đến môi trường rất lớn vì đem theo hàm lượng chất hữu cơ cao, các loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho các phòng khám nha khoa là việc làm rất cần thiết.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các đơn vị lắp đặt thiết bị xử lý nước thải cho các phòng khám nha khoa. Tuy nhiên những đơn vị này đa phần là các đơn vị thương mại, không hiểu rõ về bản chất của nước thải phòng khám nha khoa, lên việc lắp đặt thiết bị xử lý nước thải nhưng không có khả năng xử lý nước thải là có rất nhiều. Bên cạnh đó còn có rất nhiều phòng khám nha khoa vì muốn tiết kiệm chi phí lên đã lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải nha khoa không có khả năng xử lý nước thải.
Đặc tính của nước thải phòng khám nha khoa.
Nước thải của các phòng khám nha khoa gồm ba nguồn chính:
- Nguồn nước thải sinh hoạt.
- Nguồn nước thải trong quá trình khám chữa bệnh.
- Nguồn nước thải phát sinh từ khu rửa dụng cụ y tế.
Hàm lượng chất rắn
Trong nước thải của phòng khám nha khoa nước chiếm 99,9% trong nước thải, 0,1% là các thành phần rắn khiến nước thải không trong suốt.
Trong nước thải phòng khám nha khoa một số chỉ tiêu thể hiện hàm lượng rắn trong dòng thải lỏng như:
- Độ đục
- tổng rắn lơ lửng (TSS).
- tổng rắn hòa tan (TDS).
Độ mầu
Nước sạch không có màu, nước có màu là biểu hiện nguồn nước đó bị ô nhiễm. Nếu bề dày của nước lớn, ta có cảm giác nước có màu xanh nhẹ đó là do nước hấp thụ chọn lọc một số bước sóng nhất định của ánh sáng mặt trời. Nước có màu xanh đậm chứng tỏ trong nước có các chất phú dưỡng hoặc các thực vật nổi phát triển quá mức và sản phẩm phân hủy của thực vật đã chết.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ làm xuất hiện axit humic hòa tan làm nước có màu vàng. Nước thải của các nhà máy, công xưởng, lò mổ… có nhiều màu sắc khác nhau.
Nước có màu tác động đến khả năng xuyên qua của ánh sáng mặt trời khi đi qua nước, do đó gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Màu do hóa chất gây nên rất độc hại với sinh vật trong nước. Cường độ của màu thường được xác định bằng phương pháp đo quang sau khi đã lọc các chất vẩn đục. Tiêu chuẩn của nước ăn uống < 15 TCU (TCU là đơn vị tính độ màu-True color unit).
Mùi vị
Nước sạch không mùi, không vị. Nước có mùi lạ là triệu chứng nước bị ô nhiễm. Mùi vị trong nước gây ra do hai nguyên nhân chủ yếu:
– Do các sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải.
– Do nước thải có chứa những chất khác nhau, màu và mùi vị của nước đặc trưng cho từng loại.
Mùi vị của nước được xác định theo cường độ tương đối quy ước.
Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD)
Nhu cầu oxy hóa sinh học là nhu cầu oxy sinh học thường viết tắt là BOD, là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí. Như vậy BOD là chỉ tiêu để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải.
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD)
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên.
COD và BOD đều là các chỉ số định lượng chất hữu cơ trong nước có khả năng bị oxy hóa nhưng BOD chỉ cho biết lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bằng vi sinh vật trong nước, còn COD cho biết tổng lượng các chất hữu cơ có trong nước bị oxy hóa bằng tác nhân hóa học. Do đó tỷ số COD:BOD luôn lớn hơn 1.
Hàm lượng nitơ
Nito có trong nước thải thường là các hợp chất protein và các sản phẩm phân hủy như amoni, nitrit, nitrat. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước, Trong nước rất cần thiết có một lượng nito thích hợp, đặc biệt là trong nước thải, mối quan hệ giữa BOD với N và P có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và khả năng oxy hóa của bùn hoạt tính. Vì vậy, trong nước thải, các chỉ số như tổng nitơ, amoni, nitrit và nitrat là chỉ số quan trọng cần được xác định trước khi đưa ra lựa chọn công nghệ xử lý.
Hàm lượng photpho (P)
Photpho tồn tại trong nước ở các dạng H2PO4-, HPO42-, PO43-, các polyphosphate và Na3(PO3)6 và photpho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực. Hàm lượng P thừa trong nước thải làm cho các loại tảo và thực vật lớn phát triển nhanh chóng, làm che lấp bề mặt các thủy vực, hạn chế lượng oxy không khí hòa tan vào trong nước. Sau đó tảo và thực vật thủy sinh tự chết và phân hủy gây thiếu oxy hòa tan và làm cho các sinh vật thủy sinh bị tiêu diệt.
Trong nước thải, chỉ số tổng photpho hoặc phosphate được xác định để đánh giá chất lượng nước thải và đưa ra lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thích hợp.
Hàm lượng kim loại nặng
Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với người và động vật. Nước thải có chứa kim loại nặng thường là các dòng thải công nghiệp với một số kim loại như asen (As), chì (Pb), cadimi (Cd), crom (Cr), v.v.
Giới thiệu các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa.
Hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa là một hệ thống thu nhỏ của một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn bao gồm các công đoạn như:
- Bể điều hòa.
- Bể vi sinh yếm khí.
- Bể vi sinh hiếu khí.
- Bể lắng hoặc lọc.
- Khử trùng.
Cũng giống như các công đoạn xử lý nước thải Y Tế việc lắp đặt thiết bị xử lý nước thải phòng khám nha khoa cũng tương đồng như vậy, chỉ khác ở chỗ những thiết bị này nhỏ hơn và những thiết bị không thể thiếu bao gồm:
- Máy cung cấp ô xy cho vi sinh vật hoạt động.
- Hệ thống phân tán khí thô và phân tán khí tinh.
- Vật liệu mang vi sinh.
- Hệ thống diệt khuẩn.
- Hệ thống điện điều khiển.
Máy cung cấp ô xy.
Xử lý nước thải Y Tế bằng phương pháp sinh học luôn được biết đến từ trước đến nay là hệ thống hoạt động ổn định, chất lượng nước thải sau xử lý luôn đạt chuẩn của Bộ TNMT, vì lý do đó việc lựa chọn hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa bằng phương pháp sinh học là điều dễ hiểu.
Trong hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thì quá trình thổi khí cưỡng bức là một trong những công đoạn bắt buộc để giảm thiểu diện tích xây dựng. Quá trình thổi khí cương bức sẽ cung cấp một lượng ô xy cần thiết cho các vi sinh vật hoạt động để xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải phòng khám như COD, BOD, N, P…
Hệ thống phân phối khí.
Hệ thống phân phối khí bao gồm các loại đường ống dẫn khí và hệ thống đĩa phân phối khí. Đĩa phân phối khí có tác dụng tạo thành các bọt khí siêu mịn, giúp các loại vi sinh vật sinh trưởng tốt hơn.
Tùy từng loại bể khác nhau sẽ có các cách phân phối khí khác nhau để sao cho phù hợp với các loại chủng vi sinh vật được nuôi cấy.
Vật liệu mang vi sinh.
Vật liệu mang vi sinh là trái tim của toàn bộ hệ thống xử lý, chúng là nơi cư ngụ của các loại vi sinh vật vì vậy sử dụng loại vật liệu tốt sẽ giống như một lựa chọn một mảnh đất màu mỡ giúp người dân định cư. Việc lựa chọn các loại vật liệu mang vi sinh luôn là điều tiên quyết trong mỗi hệ thống xử lý, vì vật liệu mang vi sinh sẽ quyết định mật độ cư trú của các loại vi sinh vật.
Hệ thống diệt khuẩn.
Hệ thống diệt khuẩn là khâu cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải, chúng có tác dụng xử lý và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh khỏi nước thải trước khi được xả ra ngoài môi trường.
Việc lựa chọn công nghệ diệt khuẩn sẽ quyết định khả năng xử lý vi khuẩn của toàn bộ hệ thống, nếu chỉ tiêu này không đạt có nghĩa toàn bộ các đơn vị xử lý phía trước không còn ý nghĩa nữa, vì vậy cần cân nhắc các cách khử trùng sao cho phù hợp nhất.
Hệ thống điện điều khiển.
Hệ thống điện điều khiển là một bộ não điều khiển hoạt động của tất cả các máy móc trong hệ thống. Vì vậy lựa chọn công thức đấu nối tủ điện thông minh là một trong những khả năng giúp xử lý hiệu quả các chất thải ô nhiễm.
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải phòng khám nha khoa.
Nước thải của phòng khám nha khoa bao gồm nước thải từ phòng vệ sinh, phòng mổ và nơi rửa dụng cụ y tế sẽ được tập kết vào bể gom. Bể gom có chức năng lưu trữ nước thải ở đây khi nào lượng nước thải đạt đến mức cao nhất định sẽ báo hiệu cho tiếp điểm đóng cắt, khi tiếp điểm này đóng lại máy bơm sẽ hoạt động và hút lượng nước có trong bể gom đưa vào hệ thống xử lý. Nước thải khi chảy vào hệ thống xử lý sẽ được đưa vào bể điều hòa, ở bể điều hòa được lắp đặt hệ thống phân phối khí thô, chúng sẽ giúp hòa trộn đồng đều các dòng nước thải với nhau, tạo lên một hỗn hợp nước thải có mức ô nhiễm ổn định. Sau đó sẽ tiếp tục được đưa qua bể vi sinh kị khí, ở bể vi sinh kỵ khí các vi sinh vật kỵ khí sẽ chuyển hòa các chất ô nhiễm như COD, N,P thành các chất khác. Nước thải sau khi qua bể vi sinh kỵ khí sẽ được dẫn sang bể vi sinh hiếu khí, với tác dụng của các loại vi sinh vật hiếu khí, chúng sẽ ăn các loại chất thải vào chuyển các loại chất thải này sang thể khí hoặc bùn. Khi nước thải đi qua bể vi sinh hiếu khí gần như toàn bộ các chất ô nhiễm đã bị xử lý, chỉ còn lại những thành phần chưa xử lý như chất rắn lơ lửng, vi sinh vật. Vì vậy trước khi được xả thải ra môi trường, chúng sẽ được đưa qua bể lắng hoặc bể lọc nhằm loại bỏ các chất lơ lửng có trong nước thải, rồi sau đó sẽ được diệt khuẩn trước khi xả thải ra ngoài môi trường.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.