Mô tả
Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 300m3/ngày đêm.
Bể tách mỡ
Trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thì bể tách mỡ được đặt đầu tiên trong chuỗi xử lý. Bởi chúng có chức năng loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn. Và loại bỏ các váng dầu mỡ khỏi nguồn nước thải. Lượng dầu, mỡ này nếu không được tách khỏi nước thải sẽ làm tắc hệ thống ống dẫn nước thải.
Như chúng ta đã biệt miền bắc Việt Nam vào mùa đông có nhiệt độ tương đối thấp. Các loại dầu mỡ kết tủa với nhau và bám vào các vật chất chúng có thể bám vào. Nên việc chúng làm tắc đường ống dẫn nước thải không còn xa lạ gì nữa với chúng ta. Với những nguy cơ như vậy việc lắp đặt hệ thống bể tách mỡ khỏi nước thải là việc làm vô cũng cần thiết.
Bể gom nước thải
Nước thải sau bể tách mỡ sẽ được các đường ống thu gom ở nhiều vị trí khác nhau đưa về bể gom nước thải. Bể gom sẽ được lắp đặt hệ thống tách rác. Nhằm loại bỏ các loại rác thải còn sót lại trước khi đưa vào hệ thống xử lý. Lượng rác thải được giữ lại ở song chắn rác sẽ được vệ sinh theo định kỳ. Những đơn vị có điều kiện kinh tế có thể đầu tư hệ thống tách rác tự động.
Bể gom nước thải sẽ được bố trí máy bơm chìm có đặt các tín hiệu báo mức. Khi mực nước trong bể đủ nhiều sẽ báo tín hiệu về hệ thống điều khiển trung tâm. Kích hoạt cho máy bơm làm việc đưa lượng nước thải này vào hệ thống xử lý.
Bể gom được thiết kế với 3 đặc tính chính là: Loại bỏ rác, làm nơi chung chuyển nước thải, loại bỏ cát khỏi nước thải.
Bể điều hòa
Thiết bị xử lý nước thải theo công nghệ dòng chảy ngược.
Nước thải ở bể gom sẽ được máy bơm vận chuyển nước theo đường ống đưa về bể điều hòa. Do đặc thù là bể điều hòa lưu lượng nên cần có dung tích chứa lớn. Tránh những hiện tượng giờ cao điểm. Khi mức độ xử dụng nước cao, lượng nước dồn về quá nhiều gây ra hiện tượng quá tải cho hệ thống xử lý. Vì vậy bể điều hòa cần đáp ứng hệ sô K thỏa mãn các yêu cầu sử dụng nước của đơn vị.
Do có thời gian lưu nước lâu nên khó có thể tránh hiện tượng phát sinh mùi từ bể điều hòa. Nên dưới đáy bể điều hòa sẽ được lắp đặt hệ thống ống dẫn khí. Nhằm cung cấp một lượng ô xy đủ lớn vào trong nước. Giúp loại bỏ đi mùi hôi khó chịu do nước thải sinh hoạt gây ra.
Với đặc điểm là bể chứa có dung tích lớn lại được cung cấp lượng ô xy cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động. Trong quá trình hoạt động chúng sẽ sử dụng các chất gây ô nhiễm làm thức ăn. Làm giảm một lượng nhỏ các chất gây ô nhiễm cho hệ thống xử lý phía sau.
Do bể điều hòa được lắp đặt hệ thống phân phối khí, lượng nước luôn chuyển động từ trên mặt xuống đáy bể. Nên các dòng thải khác nhau khi đi vào bể sẽ được hòa trộn với nhau. Các chỉ số ô nhiễm vì vậy được hòa trộn đồng đều với nhau.
Bể vi sinh kỵ khí.
Bể vi sinh kỵ khí là đơn vị xử lý phía sau bể điều hòa. Giúp xử lý nước thải có chức năng bẻ mạch hữu cơ cao phân tử. Nước thải sẽ được máy bơm chìm ở bể điều hòa đưa lên bể vi sinh yếm khí với lưu lượng được tính toán.
Trong bể kỵ khí sẽ xảy ra quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hòa tan và các chất hữu cơ dạng keo có trong nước thải. Với sự tham gia của các hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển các vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải. Phân hủy và chuyển chúng thành các hợp chất ở dạng khí.
Đối với nước thải sinh hoạt, ngoài quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chúng sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit để chuyển hóa thành N và P.
Quá tình Nitrat hòa được diễn ra như sau: No3- ==> NO2- ==> N2O ==> N2. Quá trình nitrat hóa sẽ chuyển thành khí nito.
Quá trình photphorit hóa: Các hợp chất hữu cơ có chứa photpho sẽ được các vi khuẩn kỵ khí chuyển hòa thành các hợp chất mới. Không chứa photpho hoặc các hợp chất có chứa photpho nhưng ở dạng dễ phân hủy đối với vi sinh hiếu khí.
Để thiết kế được hệ thống xủ lý nước thải sinh hoạt cần rất nhiều công sức nghiên cứu và tìm hiểu. Mọi người có thể liên hệ ngay với chúng tôi để có thể sở hữu ngay.
Bể vi sinh hiếu khí.
Toàn cảnh hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Bể vi sinh hiếu khí là đơn vị xử lý đặt phía sau hệ thống bể yếm khí. Phương pháp vi sinh hiếu khí được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoặc vô cơ hòa tan trong nước thải như: H2S, NH3,NH4, Photpho,nito… Các chủng vi sinh vật sẽ sử dụng các chất ô nhiễm làm thức ăn để phát triển.
Trong bể vi sinh hiếu khí sẽ được sử dụng các loại vật liệu mang vi sinh có diện tích bề mặt lớn. Mục địch là làm nơi cứ trú cho các vi sinh vật hoạt động. Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, vật liệu mang vi sinh là cực kỳ quan trọng. Chúng làm giảm diện tích xây dựng cho hệ thống xử lý cực lớn. Mà chất lượng nước sau xử lý luôn đạt chuẩn.
Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ vi sinh vật được gọi là quá trình ô xy hóa sinh học. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan sẽ được phân tán nhỏ. Đi vào các nhân tế bào vi sinh theo ba giai đoạn:
- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật.
- Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trông và ngòai tế bào.
- Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật. Sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình ô xy hóa sinh học phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ. Hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải được cấp vào. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa là: Chế độ thủy động, hàm lượng ô xy trong nước thải, nhiệt độ, PH.
Bể lắng trong thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Bể lắng đối với nước thải sinh hoạt thường có 2 dạng: Lắng tự nhiên và lắng có hóa chất
Lắng tự nhiên là giải pháp xử lý đòi hỏi một diện tích cực lớn để xây dựng. Thời gian lưu trong bể lắng được tính bằng nhiều giờ, hiệu quả lắng từ 12 – 24h. Vì vậy đối với những hệ thống lớn thì không thể sử dụng phương pháp này. Chi phí xây dựng thiệt bị xử lý nước thải sinh hoạt công nghiệp và mặt bằng quá lớn.
Lắng có hóa chất: Thay vì sử dụng thời gian lắng lâu chúng ta sử dụng hóa chất làm một loại vật liệu kết dính. Giúp các hạt bông cặn có thể liên kết được với nhau. Tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn tỉ trọng của nước và lắng xuống đáy bể. Sử dụng hóa chất thời gian lắng từ 12h chúng ta có thể tiết kiệm được 3 – 5 lần thời gian lắng nên diện tích bể lắng được thu hẹp. Đồng nghĩa với việc chi phí xây dựng được tiết kiệm đi đáng kể.
Bể lọc trong hệ thống xử lý nước thải
Nước thải sau khi qua bể lắng đã bị lắng xuống các cặn có kích thước lớn, tuy nhiên vẫn còn nhiều các hạt cặn nhỏ li ti, thiếu sự liên kết. Các hạt này có thể tích nhỏ hơn nước lên bị kéo theo dòng nước thải đi ra ngoài bể lắng.
Lọc là phương pháp sử dụng các loại vật liệu có khả năng liên kết với nhau. Tạo thành các lỗ rỗng nhỏ mà nước có thể đi qua nhưng các hạt cặn lơ lửng không thể chui qua. Các loại vật liệu lọc thường được sử dụng như sỏi, cát, than, các loại màng lọc… Mục đích chính là lọc các cặn lơ lửng có trong nước thải, giúp các chất này không được thoát ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Khử trùng nước bằng thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt
Khử trùng nước là đơn vị xử lý cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Chúng có chức năng tiêu diệt các loại vi trùng, virut gây bệnh có trong nước thải trước khi được xả bỏ ra ngoài môi trường.
Các công nghệ khử trùng được ứng dụng khác nhau. Tùy vào từng nguồn nước thải mà sẽ có các cách khử trùng hợp lý.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới mọi người hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Hy vọng sẽ đem lại được nhiều lợi ích đối với mọi người.
Dũng –
Đã sử dụng và hiệu quả