Mô tả
Thiết bị lọc nước Giếng Khoan Công Nghiệp được thiết kế với khả năng chịu tải lớn hơn các thiết bị lọc nước Giếng Khoan Gia Đình vì chúng cần hoạt động liên tục trong ngày, quá trình vận hành hệ thống cũng phức tạp hơn, vì vậy cần có kỹ thuật chuyên biệt để vận hành hệ thống. Thiết bị lọc nước Giếng Khoan Công Nghiệp được thiết kế quy mô nhằm đảm bảo chất lượng nước sau lọc đạt QC 02BYT.
Giới thiệu hệ thống lọc nước Giếng Khoan công nghiệp.
Thiết bị lọc nước Giếng Khoan công nghiệp được hợp thành từng những bộ phận nhỏ, mỗi một bộ phận có mối liên kết chặt chẽ với nhau, nếu một trong số các bộ phận hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hệ thống xử lý. Chính vì vậy những linh kiện trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan công nghiệp sẽ được lựa chọn các dòng sản phẩm chất lượng cao để cho sản phẩm hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan công nghiệp những bộ phận sau được coi là quan trọng như:
- Hệ thống điện điều khiển.
- Hệ thống phản ứng đầu nguồn.
- Hệ thống bể lắng.
- Hệ thống bể lọc.
- Hệ thống máy bơm.
- Hệ thống hóa chất.
Hệ thống điện điều khiển.
Hệ thống điện điều khiển như bộ não trung tâm để điều khiển hệ thống hoạt động. Vì vậy lựa chọn thiết bị điện đồng bộ là điều vô cùng cần thiết.
Những thiết bị trong hệ thống điện điều khiển:
- Thiết bị hạ dòng cho các phao tín hiệu từ 220 ==> 24V hoặc 12V để an toàn cho người vận hành.
- Thiết bị đóng cắt. ( Cần tính toán chuẩn với dòng điện tiêu thụ ).
- Thiết bị khởi động. ( Sử dụng những thương hiệu nổi tiếng như Schneider, Siemens, Ls… )
- Rơ le nhiệt. ( Lựa chọn đúng dải nhiệt với motor ).
Hệ thống phản ứng đầu nguồn.
Đây là quá trình xử lý đầu tiên trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan công Nghiệp. Nước Giếng Khoan được khai thác dưới lòng đất vì vậy sẽ tồn tại rất nhiều các loại khí trong nước như H2S, Co2… nếu không có phương pháp loại bỏ những khí này, quá trình phản ứng ô xy hóa khử sẽ diễn ra rất chậm, tiêu tốn lượng lớn hóa chất hoặc diện tích xây dựng.
Hiện nay trong hệ thống xử lý nước Giếng Khoan Công Nghiệp thường được lựa chọn phương pháp ô xy hóa khử như:
- Ô xy hóa bằng dàn mưa ( ô xy hóa tự do )
- Phương pháp ô xy hóa bằng tháp cao tải ( ô xy hóa cưỡng bức )
trong 2 quá trình nêu trên thì mỗi một cách làm đều có các ưu nhược điểm khác nhau, vì vậy cần căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra phương hướng giải quyết hợp lý.
Dàn mưa:
Chúng ta thường gặp ở các trạm cấp nước ngầm lớn, hoặc các bể lọc gia đình. Chúng có tác dụng phân chia dòng nước cục bộ thành nhiều tia nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi giúp ô xy có trong không khí xâm nhập vào trong nước, rồi thay thế chỗ cho các khí như H2S, CO2…. Quá trình này được gọi là quá trình ô xy hóa đơn giản.
Tháp cao tải.
Tháp ô xy hóa được sử dụng rất nhiều trong các trạm cấp nước nhỏ, với ưu thế nhỏ gọn, dễ gia công chế tạo vì vậy được sử dụng nhiều. Tháp ô xy hóa thông thường được gia công bằng thép không gỉ để có khả năng chịu tải với những nguồn nước Giếng Khoan chứa rất nhiều các ion kim loại, nếu sử dụng bằng thép chúng sẽ ăn mòn gây hỏng thiết bị.
Tháp ô xy hóa được thiết kế là một Ejector được gắn trên đình tháp, khi dòng nước Giếng Khoan chảy qua chúng sẽ tạo một lực hút lớn để hút ô xy có xung quanh tháp rồi hòa trộn vào trong dòng nước, quá trình này được gọi là quá trình ô xy hóa cưỡng bức. Trên tháp ô xy hóa sẽ được bố trí các cửa hút và xả khí, thông thường tháp gồm 2 cửa là một cửa hút khí và một cửa thải khí.
Nhìn chung tháp ô xy hóa có khả năng ô xy hóa tốt hơn nhiều so với dàn mưa tuy nhiên có một nhược điểm lớn là yêu cầu áp xuất đầu vào phải đủ lớn, quá trình ô xy hóa mới hiệu quả ( Trung bình áp xuất đầu vào từ 1 ,5 – 2,5Kg/Cm3 ).
Trong quá trình ô xy hóa khi gặp những nguồn nước khó xử lý hoặc cần lưu lượng xử lý lớn sẽ được cung cấp thêm hệ thống châm hóa chất, mục đích chính là tạo tiền đề thúc đẩy quá trình ô xy hóa mạnh hơn, khả năng liên kết tốt hơn do được cung cấp thêm một lượng các ion mới lên quá trình kết tủa được đẩy nhanh hơn.
Hệ thống bể lắng.
Bể lắng là đơn vị xử lý phía sau công đoạn ô xy hóa khử, bể lắng có tác dụng lắng các bông cặn có kích thước lớn, tránh lượng cặn này đi vào bể lọc sẽ gây lên hiện tượng tắc bể lọc, thường xuyên phải xả rửa vật liệu lọc. Vì lý do đó bể lắng phải đủ lớn để loại bỏ được 90% lượng cặn có trong nước Giếng Khoan.
Bể lắng gồm nhiều loại như:
- Bể lắng đứng.
- Bể lắng ngang.
- Bể lắng ly tâm.
- Bể lắng lamenla.
Trong các loại bể lắng kể trên thì bể lắng đứng được đánh giá cao nhất do được tận dụng chiều cao tốt, giúp quá trình lắng tự do ổn định. Hơn nưa bể lắng đứng không có các thiết bị điện gây sáo trộn trong quá trình hoạt động, giúp khả năng thu hồi bùn và ít hỏng hóc hơn các loại bể lắng khác.
Bể lắng đứng gồm 3 phần chính gồm:
- Phần ống lắng.
- Phần vùng lắng.
- Phần thu nước.
Phần ống lắng:
Phần ống lắng được thiết kế là một ống có diện tích lớn hơn nhiều lần so với đường dẫn nước vào bể. Mục đích của đường ống này là giúp dòng chảy của nước đang ở thế chảy siết, khi gặp một vùng có diện tích lớn hơn sẽ giúp dòng nước chảy nhẹ đi, tránh hiện tượng dòng nước đi mạnh xuống đáy bể làm cho lượng bùn lắng đóng lâu ngày dưới đáy bể nổi lên, mất đi khả năng xử lý.
Dưới đáy ống lắng sẽ được bố trí một nón lắng, nằm cách ống lắng tầm 30Cm, nón lắng sẽ có chu vi lớn gấp đôi ống lắng giúp dòng nước bị phân tán ra đều khắp diện tích bể lắng, hạn chế dòng nước đi thằng xuống đáy bể gây hiện tượng sục bùn lên, làm giảm khả năng lắng cặn của bể.
Phần nước vào ống lắng sẽ được lắp 1 cút + Phễu phân tán nước ngóc lên trời, mục đích giúp cho dòng nước đi phân tán đều toàn bộ ống lắng, tránh hiện tượng dòng nước tập trung vào một điểm duy nhất gây ra các dòng nước cục bộ làm cho các bông cặn đi ra khỏi bể lắng.
Phần vùng lắng.
Vùng lắng là diện tích lớn trên toàn bộ bể lắng, thời gian vùng lắng được tính toán từ 3 – 5h lưu nước trong bể lắng. Trong trường hợp có thêm hóa chất trợ keo tụ sẽ làm giảm đi diện tích xây dựng bể lắng. Tuy nhiên việc giảm dung tích bể lắng cần phải tính toán chính xác, nếu không hệ thống xử lý sau thời gian hoạt động sẽ xuống cấp nghiêm trọng.
Dưới đáy bể lắng sẽ được thu vát góc 4 cạnh tạo thành một hố nhỏ, có chức năng thu toàn bộ lượng cặn từ vùng lắng chìm xuống đáy bể lắng. Lượng bùn cặn này sẽ được xả bỏ theo định kỳ hoặc được xả bỏ theo ngày tùy theo từng hiện trang thực tế. Cách xả bỏ bùn cặn có thể dùng máy bơm bùn hoặc xây bể lắng nổi, xả van đáy sẽ dẫn toàn bộ lượng cặn lắng về bể chứa bùn thải.
Phần thu nước.
Phần thu nước được đặt ở trên mặt bể lắng, cách mặt bể tầm 50Cm để có thể thu nước vòng quanh bể lắng. Khi thu nước phải thu vòng quanh bể, không được thu tại một điểm duy nhất. Vì khi thu ở một điểm duy nhất sẽ dẫn đến hiện tượng dòng nước khi nổi lên trên sẽ có chiều đi về một hướng, vận tóc dòng lớn hơn sẽ kéo theo các vông cặn ra khỏi bể lắng, làm giảm khả năng của bể lắng.
Phần thu nước sẽ được cân chỉnh làm sao cho khi dòng nước được thu phải đồng đều toàn bộ diện tích bể, không được chỗ cao, chỗ thấp. Nếu có điều kiện lên lắp đặt thêm máng răng cưa để cân chỉnh cho dễ dàng.
Hệ thống bể lọc.
Hệ thống bể lọc là đơn vị xử lý tiếp theo sau bể lắng, mục đích là loại bỏ hoàn toàn các bông cặn lơ lửng có trong nước và quan trọng nhất là loại bro các ion hòa tan như Mangan và Asenic.
Muốn loại bỏ tốt các ion này thì bể lọc cần phải có đầy đủ các lớp vật liệu lọc nhằm giúp bể lọc có khả năng xử lý hiệu quả các loại ion này. Tuy theo thực trạng nước nguồn sẽ được bố trí các lớp vật liệu lọc khác nhau.
Sỏi đỡ kỹ thuật:
Lớp sỏi đỡ không có tác dụng lọc, tuy nhiên chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng đó là làm thoáng, ngăn cản các hạt cát có kích thước nhỏ chui vào các lỗ thu nước đi ra ngoài bể lọc hoặc những hạt cát này sẽ bám vào lớp lưới thu nước dẫn đến tắc cục bộ bể lọc. Vì vậy lớp sỏi lọc cần chọn lựa đủ để ngăn cản lượng cát ảnh hưởng đến lưới thu nước.
Lớp cát lọc:
Lớp cát lọc thường được lựa chọn là cát thạch anh vì loại cát này có nhiều cạnh sắc, khả năng liên kết với nhau tốt nhưng khi xả rửa ngược lớp cát này lại có chiều hướng tơi xốp giúp đẩy được cặn bẩn ra ngoài một cách hiệu quả.
Lớp cát thạch anh thường được khai thác từ biển lên đem theo độ mặn nhất định, vì vậy khi sử dụng cần rửa sạch để tránh nguồn nước biển này ảnh hưởng đến quá trình lọc của bể lọc.
Lớp cát thạch anh thường có độ dày từ 30 – 40% thể tích của bể lọc.
Lớp than hoạt tính:
Than hoạt tính là lớp vật liệu rất quan trọng, Tuy nhiên do có giá thành rất cao vì vậy chúng không được lựa chọn nhiều mà thay thế chúng bằng các loại than rẻ tiền như than gáo dừa chưa hoạt hóa hoặc than viên nén.
Than hoạt tính gáo dừa tốt khi cho vào nước sẽ sủi bọt trắng li ti. Lớp than này có chức năng loại bỏ các chất hữu cơ có trong nước Giếng Khoan. Lượng than trong bể lọc thường được sử dụng từ 15 – 20% thể tích bể
Lớp vật liệu lọc:
Lớp vật liệu lọc có chức năng loại bỏ các ion mangan và asenic trong nước Giếng Khoan. Lớp vật liệu lọc được lựa chọn kỹ lưỡng để khả năng xử lý của bể lọc được tốt nhất. Trung bình chiều dày của lớp vật liệu lọc từ 20 – 30% thể tích bể, tùy theo tình hình thực tế.
Hệ thống máy bơm.
Trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan công Nghiệp máy bơm đóng một vai trò rất quan trọng, chúng không chỉ có tác dụng để cung cấp nước mà còn có tác dụng xả rửa lớp vật liệu trong bể lọc.
Máy bơm trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan công nghiệp luôn được lựa chọn các dòng máy bơm có thương hiệu nổi tiếng để hệ thống có thể hoạt động bền bỉ lâu dài.
Hệ thống châm hóa chất.
Hệ thống châm hóa chất giúp xử lý nước hiệu quả hơn. Trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan công nghiệp thường được sử dụng hai bộ châm hóa chất là:
- Châm hóa chất khử trùng.
- Châm hóa chất keo tụ.
Châm hóa chất khử trùng nhằm loại bỏ các loại vi sinh vật tồn tại trong nước Giếng Khoan, để giúp nguồn nước sau xử lý thảo mãn các tiêu chuẩn do Bộ Y Tế quy định.
Châm hóa chất keo tụ giúp tăng khả năng xử lý của hệ thống, tiết kiệm thời gian vận hành và diện tích xây dựng hệ thống lọc.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.