Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5m3/ngày đêm

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5m3/ngày đêm phù hợp cho các công ty nhỏ có mức dùng nước nhỏ hơn hoặc bằng 5m3/ngày đêm.

Mô tả

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5m3/ngày đêm được sử dụng rất phổ biến vì chúng phù hợp với các công ty nhỏ. Có lượng người sử dụng nước từ 50 – 70 người.

Hệ thống được chúng tôi gia công chế tạo sẵn ở xưởng nên việc lắp đặt thiết bị rất nhanh. Không tốn nhiều thời gian xây dựng và lắp đặt sản phẩm.

Đặc biệt sản phẩm lắp ghép bằng modul nên khi cần sửa chữa thiết bị rất dễ dàng. Nếu muốn nâng công suất xử lý cũng cực kỳ đơn giản.

Thông số kỹ thuật sản phẩm:

  • Tên thiết bị: Hệ thống xử lý nước thải công suất 5m3/ngày đêm.
  • Model: NTSH 5000.
  • Diện tích lắp đặt: 5m2
  • Điện áp sử dụng: 380v/50Hz.
  • Điện áp tiêu thụ: 1500W/h.
  • Lưu lượng xử lý: 5000lit/ngày đêm.
  • Lưu lượng Max: 6000 lít/ngày đêm.

Ưu điểm thiết bị NTSH 5000.

  • Thiết bị gon nhẹ dễ lắp đặt.
  • Thiết bị có cơ cấu vận hành đơn giản.

Nhược điểm thiết bị NTSH 5000.

  • Giá thành tương đối cao.

Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải 5m3/ngày đêm.

 Bể Gom:

Bể gom được xây dựng nhằm gom toàn bộ các nguồn thải vào chung một bể. Trong bể sẽ được bố trí song chắn rác nhằm loại bỏ các loại rác thải có trong nước.

Song chắn rác gồm 2 kích thước:

– Song chắn rác thô.

– Song chắn rác tinh.

Song chắn rác thô có chức năng loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn. Như túi ninon, các loại rác thải khác có kích thước lơn hơn 20mm.

Song chắn rác tinh loại bỏ các loại rác có kích thước nhỏ như tóc, các hạt sỏi lớn.

Việc lắp đặt song chắn rác tốt sẽ giúp bảo vệ các động cơ điện. Sẽ không bị hỏng hóc đáng tiếc do các loại rác bám vào cánh máy bơm.

Bể điều hòa:

Bể điều hòa sẽ thu gom các nguồn nước thải vào hệ thống xử lý.

Bể điều hòa là đơn vị xử lý được đặt phía sau song chắn rác, bể điều hòa có các chức năng chính sau:

  1. Ổn định lưu lượng nước cấp vào một cách đột ngột gây quá tải.
  2. Là đơn vị xử lý đầu tiên giúp chuyển hóa một phần COD thành BOD ( Tuy không nhiều ).
  3. Hòa trộn đồng đều các chất gây ô nhiễm của các dòng thải khác nhau.

Để tránh trường hợp nước cấp vào đột ngột gây quá tải cho hệ thống xử lý. Bể điều hòa sẽ được thiết kế với dung tích đủ lớn ( Thời gian lưu từ 4 – 6h ) giúp lượng nước thải tràn về ồ ạt không gây quá tải cho hệ thống xử lý.

Ở bể điều hòa sẽ được lắp đặt hệ thống phân phối khí giúp cho lượng nước thải trong bể luôn chuyển động. Sẽ làm loại bỏ mùi hôi khó chịu do nước thải gây ra. Quá trình nước lưu trữ ở bể điều hòa được tính bằng nhiều giờ.

Chính vì vậy ở đây sẽ được tập kết một lượng vi sinh vật hòa trộn trong bùn. Tuy không cao nhưng cũng có khả năng xử lý được phần nào chất ô nhiễm. Giúp giảm tải cho các đơn vị phía sau.

Bể điều hòa với đặc thù là bể có khả năng chứa lớn. Hàm lượng ô xy cung cấp nhiều giúp hòa trộn các dòng thải với nhau đồng đều. Giúp ổn định mức độ ô nhiễm trong dòng thải giúp hệ thống xử lý phía sau hoạt động ổn định hơn.

Hệ thống xử lý hợp khối

Xử lý kỵ khí

Nước từ bể điều hòa sẽ được đưa vào hệ thống xử lý kỵ khí. Ở dây sẽ diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp. Tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:

Chất hữu cơ ——————-> CH4 + CO2 + H2 + NH3 +H2S + Tế bào mới

Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn.
– Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
– Giai đoạn 2: Acid hóa;
– Giai đoạn 3: Acetate hóa;
– Giai đoạn 4: Methane hóa.

Các chất thải hữu cơ chứa các nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin,…

Trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành đường đơn, và chất béo thành các acid béo.

Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và CO2. Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid.

Bên cạnh đó, CO2 và H2, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrat.

Vi sinh vật chuyển hóa methane chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate, acetate, methanol, methylamines và CO.

Các phương trình phản ứng xảy ra như sau

– 4H2 + CO2 à CH4 + 2H2O
– 4HCOOH à CH4 + 3CO2 + 2H2O
– CH3COOH à CH4 + CO2
– 4CH3OH à 3CH4 + CO2 + 2H2O
– 4(CH3)3N + H2O à 9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3

Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành:

– Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng. Giống như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên.

– Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí .

Hệ thống xử lý hiếu khí.

Bản chất của xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ nhờ vi sinh vật. Tuỳ thuộc vào bản chất cung cấp không khí, các phương pháp phân huỷ sinh học có thể phân loại xử lý hiếu khí, kỵ khí hoặc tuỳ tiện.

Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại

  • Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
  • Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một một số phương pháp xử lý nước thải bằng Công nghệ Hiếu khí.

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau

  • Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH
  • Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
  • Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH

Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều hiện tối ưu cho quá trình oxy hoá sinh hoá nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tuỳ theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:

  • Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng khử chất hữu cơ chứa carbon. Giống như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank) là quá trình phổ biến nhất.
  • Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám. Bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate hoá với màng cố định.

Lọc và khử trùng

Lọc là quá trình loại bỏ các loại cặn lơ lửng có trong nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường.

Bể lọc được kết cấu từ lớp vật liệu Polimer giúp loại bỏ hiệu quả các bông cặn lơ lửng có trong nước thải. Với sự kết cấu tinh tế của lớp vật liệu, chúng có khả năng liên kết với nhau rất tốt nhưng khi sục rửa chúng lại bị tan ra nhằm đẩy được lượng cặn bẩn ra ngoài.

Nước sau khi được lọc sạch sẽ đi qua hệ thống khử trùng nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải trước khi xả bỏ ra ngoài môi trường.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 5m3/ngày đêm”