Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống giàn lọc nước giếng khoan kiểu mới
Bể lọc nước giếng khoan theo cách truyền thống vẫn là phương pháp được nhiều gia đình sử dụng để xử lý sơ bộ nguồn nước giếng khoan. Lần này karofi.com giới thiệu đến các bạn cách làm bể lọc nước giếng khoan theo phương pháp truyền thống kết hợp với một số cách để cải thiện chất lượng nước lọc đầu ra tốt hơn.
Có thể bạn chưa biết?
Theo kết quả khảo sát của UNICEF và Bộ Y Tế nước ta, hiện nay 95% chất thải, nước thải được xả vào môi trường nước khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Với lượng dân số lớn hơn 90 triệu người nhưng chỉ có khoảng 17 triệu người được sử dụng nước máy trong sinh hoạt hàng ngày, số các hộ gia đình còn lại thường sử dụng nước giếng khoan, nước mưa…
Tại Việt Nam tỉ lệ bệnh nhân liên quan đến nguồn nước ô nhiễm lên lới 80% trong đó có các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da và thậm chí là bệnh ung thư.
Cách làm bể lọc nước giếng khoan cho gia đình
Bản vẽ thiết kế hệ thống bể lọc nước giếng khoan
Cấu tạo bể lọc nước giếng khoan
– Bể xây có kích thước khoảng 80x80x1 ứng với chiều Dài x Rộng x Cao. Ngoài ra cũng có thể tận dụng những vật liệu như thùng nhựa, thùng inox có thể tích khoảng từ 200 lít trở lên. Quan trọng nhất là chiểu cao tối thiểu của bể lọc phải đạt từ 1m trở lên. Ngoài ra bạn còn cần thêm 1 bể chứa nước đã được lọc sạch.
– Ống nhựa PVC 48 được khoan các lỗ nhỏ để ngăn các loại hạt chảy qua đường ống nước.
Các bước tự làm hệ thống lọc nước giếng khoan sau khi đã có bể xây
Bước 1: Dùng sỏi có kích thước 0,5 đến 1cm đổ 1 lớp khoảng 10cm dưới đáy bể. Lưu ý dùng ống nhựa PVC 48 đã được khoan lỗ đặt vào giữa lớp sỏi để tạo đường ống dẫn nước ra ngoài. Không nên đổ nhiều sỏi vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc cho hệ thống ống lọc chứ không có tác dụng lọc nước.
Bước 2:
– Đổ cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước. Đổ dày khoảng 30-40cm là đủ.
– Sau đó, đổ cát Mangan chuyên dùng xử lý nước nhiễm mangan giúp hấp thụ hết mangan có trong nước và là chất xúc tác để khử sắt. Hạt này có hiệu quả rất tốt trong việc xử lý nước phèn.
– Tiếp đến là than hoạt tính. Than hoạt tính giúp hấp thụ các chất gây màu, mùi khó chịu trong nước. Than được dùng lọc nước nên chọn than gáo dừa. Lượng than chứa trong bể chỉ nên để dày khoảng 10cm.
– Cuối cùng là vật liệu khử sắt được dùng để xử lý sắt là chủ yếu. Đây là vật liệu rất quan trọng trong bể lọc nước giếng khoan. Độ dày hợp lý vào khoảng 10cm.
Lưu ý: Đổ vật liệu lọc theo đúng thứ tự nêu trên.
Bước thứ 3:
– Để đạt hiệu quả cao hơn, phía trên cùng có thể đổ thêm một lớp cát thạch anh chuyên dùng có độ dày từ 10-15cm.
– Khi cấp nước đầu vào nên cho qua một dàn phun mưa hoặc bộ trộn khí. Mục đích để oxi hóa nguồn nước giúp tăng hiệu quả xử lý nước nhiễm sắt. Bên cạnh đó làm giảm mùi tanh của nước.
Với một bộ lọc nước như vậy, cơ bản nguồn nước sinh hoạt trong gia đình bạn đã được đảm bảo hơn rất nhiều so với nguồn nước giếng thông thường.
Xem thêm: Những loại vật liệu lọc nước được sử dụng nhiều nhất 2020
Trên đây ADC đã hướng dẫn các bạn làm hệ thống lọc nước giếng khoan. Mọi thông tin chi tiết và cần hỗ trợ các bạn có thể liên hệ:
Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường ADC Việt Nam.
Địa chỉ: Số 16, ngõ 295, Yên Duyên, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0982 779 311 – 033 337 5696.
Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm sản phẩm công ty chúng tôi.