Những thông tin bạn nên biết về nước giếng khoan khi muốn sử dụng

Theo tự nhiên nước ngầm sẽ tạo thành các dòng chảy ra sông, hồ và chảy ra biển, tuy nhiên con người hiện nay đã thực hiện lấy nước ngầm theo cách nhân tạo theo hình thức đào giếng khơi, giếng khoan và ống khoan của các nhà máy nước. Đối với các hộ gia đình Việt Nam như hiện nay việc lấy nước ngầm thông qua đào giếng khơi và giếng khoan là phổ biến nhất. Nguồn nước giếng này rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt cho hàng ngày của người dân.

Tìm hiểu về nước giếng khoan

Nước giếng khoan là gì?

Nguồn nước giếng khoan (hay còn gọi là nước ngầm) là nước ở thể lỏng. Được chứa đầy trong các lỗ hổng của đất và nham thạch tạo nên lớp vỏ quả đất. Nguồn nước ngầm hình thành nằm trong vòng tuần hoàn của nước. Đây là lượng nước ta không thể nhìn thấy được. Trong vòng tuần hoàn quá trình mưa đưa nước trở lại mặt đất thì một phần lượng mưa rơi trên mặt đất và thấm vào trong đất trở thành nước ngầm.

Lượng nước này do không thể ngấm qua tầng đá mẹ nên nước sẽ tập trung ở bề mặt lớp đá này. Tùy từng kiến tạo địa chất mà tập trung hình thành các dạng khác nhau trong các túi, hay khoang trống trong đất. Sau khi đầy các khoang, nước sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết các khoang, các túi với nhau, dần dần hình thành mạch nước ngầm lớn, nhỏ. Theo đó, khi người ta đào trúng các mạch ngầm sẽ tạo thành giếng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nước giếng khoan

Thành phần của nước giếng khoan phụ thuộc vào từng khu vực

Nước ngầm tiếp xúc trực tiếp hoàn toàn với đất, nham thạch. Nước ngầm có thể là các màng mỏng bao phủ các phần tử nhỏ bé giữa các hạt đất, nham thạch. Là chất lỏng được chứa đầy trong các ống mao dẫn nhỏ bé giữa các hạt đất, đá. Thậm chí nó có thể tạo ra khối nước ngầm rất dày trong các tầng đất đá, nham thạch. Thời gian tiếp xúc của nước ngầm, nước giếng khoan với đất, nham thạch là một khoảng thời gian dài nên đã tạo điều kiện cho các chất trong đất và nham thạch tan trong nước ngầm, nguồn nước giếng khoan. Chính vì vậy mà thành phần hóa học của nước ngầm chủ yếu phụ thuộc vào thành phần hóa học của các tầng đất, nham thạch chứa nó

Tìm hiểu thêm: Cách xây dựng bể lọc nước giếng khoan dành cho gia đình

Thành phần của nước giếng khoan phụ thuộc theo từng tầng lớp đất khác nhau

Các loại đất, nham thạch của vỏ trái đất chia thành các tầng lớp khác nhau. Mỗi tầng lớp đó có thành phần hóa học khác nhau. Giữa các tầng, lớp đất, nham thạch thường có các lớp không thấm nước. Bởi vậy nước giếng khoan, nước ngầm cũng sẽ được chia thành các tầng, lớp khác nhau và thành phần hóa học của các tầng lớp đó cũng khác nhau.

Ảnh hưởng bởi khí hậu

Nước ngầm ở tầng trên cùng, sát mặt đất chịu ảnh hưởng của khí hậu. Do đó, các khí hòa tan trong tầng nước ngầm này do nước mưa, nước sông, nước hồ… mang đến. Chính vì thế, thành phần hóa học của nước ngầm của tầng này chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu. Trái lại, nước ngầm ở tầng sâu lại ít hoặc không chịu ảnh hưởng của khí hậu. Thành phần hóa học của nước ngầm thuộc tầng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thành phần hóa học tầng nham thạch chứa nó. Căn cứ theo độ sâu của tầng nước ngầm mà người ta chia ra làm 3 tầng nước ngầm:
  • Nước tầng trên: Tầng nước này nằm trên mặt gốc xâm thực và do nước mặt thấm từ trên xuống. Nước trong tầng này giao lưu mạnh. Thành phần hóa học chịu ảnh hưởng của nguồn nước mặt, của thành phần hóa học của tầng đất chứa nó và của khí hậu.
  • Nước tầng giữa: Nước ở tầng này chậm giao lưu, ít chịu ảnh hưởng của khí hậu.
  • Nước tầng dưới: Nước ở tầng này không chịu ảnh hưởng của nước mặt đất nên không chịu ảnh hưởng của khí hậu.

Phụ thuộc vào các loại nham thạch

Thành phần của nước ngầm không những chịu ảnh hưởng về thành phần hóa học của tầng nham thạch chứa nó. Mà còn phụ thuộc vào tính chất vật lý của các tầng nham thạch đó. Ở các tầng sâu khác nhau, nham thạch có nhiệt độ và áp suất khác nhau nên chứa trong các tầng nham thách đó cũng có nhiệt độ và áp suất khác nhau.

Bị ảnh hưởng bởi vi sinh vật

Nước ngầm, nguồn nước giếng khoan ít chịu ảnh hưởng của sinh vật nhưng lại chịu ảnh hưởng nhiều của vi sinh vật. Ở các tầng sâu đó không có oxy, ánh sáng,… Nên vi sinh vật yếm khí hoạt động mạnh. Chi phối nhiều đến thành phần hóa học của nước ngầm. Vì vậy thành phần hóa học của nước giếng khoan chứa nhiều chất có nguồn gốc vi sinh vật.

Nguyên nhân nước giếng khoan bị ô nhiễm

Về nguyên nhân nước giếng khoan bị ô nhiễm có thể kể đến 2 nguyên nhân chính. Như sau:

  • Nguyên nhân tự nhiên:Nước mưa khi thấm qua các tầng đất đá sẽ tạo ra những dòng thấm, dòng nước chảy ngầm. Mà sự luân chuyển của nước sẽ có thể đảm bảo được rằng nước dưới đất là sạch. Bởi bì đã được lọc qua các tầng đất đá. Tuy nhiên, trên thực tế thì nước ngầm luôn có một lượng khoáng chất nhất định. Như: Mangan, Sắt, Phèn sắt, Các kim loại nặng, Canxi,…
  • Nguyên nhân nhân tạo: Hiện nay với lối sống công nghiệp, chất thải ở các bể phốt của nhà vệ sinh ngấm ra các tầng nước đã dẫn đến ô nhiễm nặng. Làm cho nước từ giếng đào hay nước khoan nông không còn sạch. Đặc biệt là các hoá chất độc hại trong sản xuất không được xử lý đã bị đào thải ra môi trường. Hay tình trạng các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm cả về nguồn nước mặt và nước ngầm. Dẫn đến nước giếng khoan bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất

Ảnh hưởng của nước giếng khoan

Theo nghiên cứu, sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày mà chưa qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Qua rất nhiều cuộc phân tích, đánh giá từ chuyên gia, trong nước giếng khoan chứa hàm lượng lớn các hóa chất độc hại, kim loại nặng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất này thường tồn tại trong nước giếng thông qua quá trình thẩm thấu, ngấm dần qua các lớp đất đá ở ngoài môi trường. Một số chất độc phải kể đến như thạch tín, asen, kim loại nặng( sắt, chì, đồng…), thuốc trừ sâu… Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp, bệnh về da, dạ dày tim mạch, ung thư… và có thể dẫn đến tử vong.

Dù đã được cảnh báo nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều hộ gia đình hàng ngày vẫn sử dụng nước giếng khoan là nguồn nước chính. Phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt. Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, nước giếng khoan có thể làm hư hại các thiết bị, dụng cụ gia đình. Ví dụ như các hệ thống đường ống nước, ấm nước, bình nóng lạnh,…

Leave a Comment