Ô nhiễm môi trường nước – hãy cải tạo trước khi quá muộn!
Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người lẫn các loài động thực vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, trước các tác động từ hoạt động của con người hay yếu tố khách quan từ tự nhiên đã làm ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới nhiều mặt của đời sống. Do đó, bảo vệ môi trường nước là điều mà mỗi người chúng ta cần phải làm trước khi quá muộn.
Môi trường nước quan trọng tới đời sống như thế nào?
Môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người. Có nước, chúng ta mới duy trì được mọi hoạt động sống cũng như sản xuất.
- Nước góp mặt trong nhiều bộ phận, tham gia vào quá trình trao đổi chất, đào thải các chất cặn bã, ổn định nhiệt độ cơ thể của con người.
- Cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực cho xã hội.
- Nước phục vụ cho mọi sinh hoạt của con người như: nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ,…
- Tạo ra nguồn năng lượng điện.
- Tham gia vào các việc sản xuất công nghiệp, tạo ra sản phẩm để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm
Môi trường nước đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Tuy nhiên, chúng lại đang bị ô nhiễm nặng nề. Điều này đã gây tác động không hề nhỏ tới xã hội hiện nay.
Hậu quả đối với con người
Nguồn nước bị ô nhiễm trước hết sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Bởi khi sử dụng nước bị nhiễm bẩn, nguy cơ mắc các bệnh về da, dịch tả, thương hàn, bại liệt ngày càng tăng. Đặc biệt, với nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng, ô nhiễm chất hữu cơ, có hóa chất độc hại sẽ khiến mắc chứng ngộ độc hoặc các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến gen, dị tật bẩm sinh.
Bên cạnh đó, môi trường nước bị ô nhiễm còn ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế của con người. Bởi nước bẩn làm giảm năng suất nông nghiệp, hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản.
Hậu quả đối với sinh vật dưới nước
Ô nhiễm môi trường nước còn tác động mạnh mẽ đối với những sinh vật dưới nước. Bởi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, các sinh vật này sẽ không thể thích nghi được. Chúng sẽ chết, làm suy kiệt tài nguyên biển cũng như hệ sinh thái dưới nước.
Tác hại đối với thực vật
Không chỉ cho những sinh vật sống ở dưới nước mà ngay cả hệ thực vật trên cạn cũng bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm này. Bởi thực vật cũng cần nước để duy trì, phát triển sự sống. Khi nước bẩn, tưới lâu dài, thực vật sẽ không thể phát triển, trở nên còi cọc, thậm chí là cây sẽ chết hàng loạt. Đất đai cũng từ đó mà bị cằn cỗi, dễ bị sạt lở, xói mòn.
Tác hại cho nền kinh tế
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ gây thiệt hại tới sức khỏe, sinh vật dưới nước, thực vật trên cạn mà còn gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Bởi hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng mà còn gây tốn kém khi phải bỏ thêm một khoản kinh phí để xử lý, ngăn ngừa ô nhiễm chất thải không bị phân hủy, tích tụ trong nước.
Xem thêm: Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tiên tiến nhất năm 2021
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước đó là do 2 nguyên nhân: con người tác động và tự nhiên gây ra.
Nguyên nhân do con người
Những chất thải trong quá trình sinh hoạt của con người, gia súc, gia cầm khi không xử lý theo đúng quy trình khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Cùng với đó là các chất thải ở khu xí nghiệp, khu chế xuất, khai thác khoáng sản, dầu mỏ,… chảy vào mạch nước ngầm, hòa lẫn nguồn nước gây ô nhiễm.
Hơn nữa, khí thải từ các nhà máy này còn gây ô nhiễm không khí. Khi mưa xuống, các chất ô nhiễm này sẽ được hòa lẫn vào trong nước mưa. Từ đó góp phần gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt, khi dân số gia tăng, lượng nước sạch không đủ đáp ứng, bùng nổ việc khoan giếng bừa bãi khiến phá vỡ cấu trúc môi trường tự nhiên vốn có.
Nguyên nhân do tự nhiên
Ngoài tác động trực tiếp từ con người mà còn có một phần từ tự nhiên khiến môi trường nước bị ảnh hưởng. Điển hình đó là:
- Mưa lũ lớn kết hợp với hoạt động khai thác rừng trái phép dẫn tới sự bào mòn, sạt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm nước cuốn theo nhiều chất cơ học khác.
- Hoạt động phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao. Khi nước mưa rơi xuống sẽ cuốn theo lượng khói bụi này.
- Hiện tượng mực nước biển dâng lên cao, lấn sâu vào đất liền, xâm nhập vào các dòng sông.
- Nhiều chất muối khoáng được hòa tan vào nước với nồng độ quá cao. Trong đó có các chất gây ung thư như Arsen, Fluor,…
Phương pháp xử lý nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Khi phát hiện nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, bạn có thể áp dụng phương pháp xử lý sau:
- Tiến hành làm trong nước bằng phèn chua hoặc lọc qua vải sạch.
- Khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi hay dùng các hệ thống lọc nước.
Tìm hiểu thêm: Những vật liệu lọc nước sinh hoạt bạn nên sử dụng cho gia đình mình
Có thể thấy, nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng đã gây tác động không nhỏ tới cuộc sống của con người lẫn sinh vật. Do đó, chung tay thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường nước chính là việc cần làm của mỗi người chúng ta.