Ozone là gì? Ứng dụng và những vấn đề sức khỏe từ ozone
Ozone được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ làm sạch, làm đẹp và y tế. Nhưng bên cạnh đó cũng mang tiếng xấu không kém. Nó được cho là chất gây ung thư. Vậy chính xác Ozone là gì? Nó có hại hay không?
Ozone là gì?
Ozon là sự kết hợp của ba nguyên tử oxi tạo thành O3. Là loại khí không màu, mùi hăng. Về cơ bản, ozone tồn tại trên tầng ozone là chủ yếu với nhiệm vụ bảo vệ trái đất khỏi bức xạ không tốt từ phía mặt trời. Một phần còn lại sinh ra do hoạt động của con người – hành động mang tính chủ động hoặc bị động.
Cấu tạo
Ozone gồm 3 nguyên tử oxi được liên kết với nhau bằng một liên kết cho nhận với một trong hai nguyên tử oxi và hai liên kết cộng hóa trị với nguyên tử oxi còn lại.
Tính chất vật lý
O3 có màu xanh nhạt, mùi mạnh ở điều kiện áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn. Ở điều kiện bình thường, O3 là chất khí không màu, có mùi hơi tanh.
Ozon bị hóa lỏng ở -112 độ C, hóa rắn ở -193 độ C.
Tính chất hóa học
Là một chất oxi hóa mạnh, mạnh hơn cả Clo.
Cách O3 được tạo ra
Ozone thuộc tầng ozone được tạo ra bởi tia cực tím tác động trực tiếp lên oxi. Ngoài ra, còn được sinh ra khi có sét đánh. Như đã nói ở trên, oxi cũng được sinh ra dưới hành động chủ động hoặc bị động của con người. Chủ động – hành động sản xuất của ozon phục vụ các ứng dụng của nó. Bị động được tạo ra trong quá trình đốt, tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch,…
Những ứng dụng của Ozone
Khử mùi, diệt khuẩn trong không khí và trong nước.
Với tính khử mạnh, mạnh hơn cả Clo. O3 có hiệu quả trong tiêu diệt virus, vi khuẩn bằng cách phá vỡ màng tế bào, phá hủy các enzyme vi sinh vật trong một khoảng thời gian ngắn. Tốc độ phản ứng nhanh hơn 3000 lần so với Clo.
Trong làm đẹp
Ozone được sử dụng trong lĩnh vực làm đẹp như trị nấm da – loại bỏ mụn trứng cá, mụn đầu đen
Trong y tế
Dựa trên tính khử mạnh, O3 được ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Cụ thể là mày diệt khuẩn y tế. Theo quảng cáo máy này có khả năng loại bỏ vi khuẩn, vi rus gây bệnh như lao, H1N1, H5N1, H7N9,…
Ozone có gây nguy hiểm không?
Mặc dù ozone đem lại khá nhiều lợi ích, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều thông tin cho rằng ozone gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho con người. Đâu là sự thật chúng ta cần biết?
Cách ozone phản ứng trong đường hô hấp
Ozone không được loại bỏ bởi đường hô hấp phía trên của cơ thể. Thậm chí còn tạo ra nhiều chất ô nhiễm hòa tan trong nước hơn cụ thể là sulfur dioxide (SO 2 ) hoặc khí clo (Cl 2). Do đó, dịch màng biểu mô (ELF) chính là nơi chịu tác động chính của O3.
Khi hít vào đường thở, ozone tương tác với protein và lipit trên bề mặt tế bào hoặc hiện diện trong dịch màng phổi, làm giảm độ sâu từ 10 10m trong đường thở lớn xuống 0,2 0,2m ở vùng phế nang. Các tế bào biểu mô lót đường hô hấp là mục tiêu chính của ozone và các sản phẩm của nó. Những tế bào này bị tổn thương và rò rỉ các enzyme nội bào như lactate dehydrogenase vào lòng ống thông khí, cũng như các thành phần huyết tương.
Các tế bào biểu mô cũng giải phóng một loạt các chất trung gian gây viêm có thể thu hút bạch cầu đa nhân (PMNs) vào phổi, kích hoạt các đại thực bào phế nang và khởi đầu một chuỗi các sự kiện dẫn đến viêm phổi. Chất chống oxy hóa có trong tế bào và chất lỏng lót có thể bảo vệ hàng rào biểu mô chống lại thiệt hại bởi ozone hoặc các sản phẩm phản ứng của nó. Kết quả đường thở phổi bị viêm (Theo epa)
Khi phơi nhiễm ozone khoảng 8 giờ, chúng ta có thể gặp các triệu chứng như sau:
- Ho
- Viêm họng
- Đau, rát hoặc khó chịu ở ngực khi hít thở sâu
- Tức ngực, khò khè hoặc khó thở.
Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cũng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cũng như sức khỏe nền của người tiếp xúc. Những gia đình có vị trí ngoài đường lớn, việc phải hứng khói bụi ô nhiễm cũng lượng O3 sinh ra từ hành động con người sẽ đe dọa đến tình trạng sức khỏe. Nếu đủ điều kiện kinh tế, một chiếc máy lọc không khí trong gia đình là sự lựa chọn khôn ngoan.
Vậy có nên sử dụng máy tạo rửa ozone không?
Các quảng cáo về máy ozone cho rằng máy có thể khử được 99% vi khuẩn, chất độc trong thực phẩm là lừa dối người tiêu dùng.
Đúng là máy có khả năng tạo O3 diệt khuẩn, nhưng máy chỉ diệt khuẩn được bề mặt, còn nếu thực phẩm có dùng hóa chất thì máy cũng không thể loại bỏ được. Hơn nữa trong quá trình hoạt động, máy sinh ra khí oxit nito (NO2). Nếu thường xuyên hít phải khí này sẽ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp.
Theo WHO, nồng độ an toàn của ozone là < 0,06 ppm trong 8 giờ. Khi xuất hiện mùi hôi tanh tức là nồng độ đã lên tới 0,02 -0,05 ppm. Như vậy có thể máy sử dụng đang tạo quá nhiều O3. Người sử dụng cần tắt và tránh xa thiết bị này.
Một số lưu ý khi đã mua máy ozone:
Nên | Không nên |
– Sử dụng sau khi sản phẩm đã được rửa sạch– Sử dụng các loại chậu bằng inox, thủy tinh, nhựa dùng cho thực phẩm…
– Khu vực sử dụng cần thông thoáng, tránh trường hợp nâng cao nồng độ đột ngột – Dùng găng tay khi sục rửa thực phẩm. |
– Sử dụng nồng độ ozone cao, sẽ gây hại sức khỏe, chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp.– Sử dụng các loại vật liệu bằng sắt, nhôm, đồng… sẽ bị ozone làm phân hủy.
– Ngửi, hít trực tiếp khí ozone. |
Trên thực tế, để làm sạch vi khuẩn thông thường chúng ta chỉ cần rửa với nước, sau đó đun chín. Tuy nhiên nhiều gia đình lại cho rằng nước có thể không có đủ khả năng làm sạch thậm chí là còn có nguy cơ nhiễm một số hóa chất khác.
Có thể bạn băn khoăn: Tại sao không dùng lượng O3 dư thừa dưới mặt đất để nấp đầy lỗ thủng tầng ozon?
Đó là vì lượng Ozon ở mặt đất chỉ giống như giọt nước so với đại dương là tầng ozon. Thứ hai là thật khó để chúng ta lưu trữ bảo quản nó trước khi đưa lên cao hơn. Do đó, chúng ta cần ngăn chặn các khí có khả năng làm hại tầng ozone như VOC, (VOC là gì), Carbon monoxide (carbon monoxide là gì?)