Mô tả
Bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa là một việc rất quan trọng, bởi nước thải phòng khám không đơn thuần là nước thải sinh hoạt mà chúng còn có rất nhiều các loại thuốc kháng sinh, máu và các vi trùng nguy hại. Nếu không được xử lý mà thải ra ngoài môi trường sẽ là một nguồn lây lan dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy xử lý nước thải cho các phòng khám là việc làm vô cùng cần thiết.
Hiện nay có rất nhiều phòng khám ở Hà Nội lắp đặt thiết bị xử lý nước thải một cách chống đối các cơ quan chức năng bằng các cột lọc nước, nhưng những bể lọc nước sạch không thể xử lý được nước thải. Về lâu dài những nguồn nước thải này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và là nguồn gây bệnh truyền nhiễm đáng sợ.
Tham khảo các bài viết khác:
1:Đặc điểm nước thải phòng khám
- Nguồn nước thải từ các phòng khám nha khoa chủ yếu phát sinh chủ yếu từ các hoạt động khám chữa răng: lấy cao răng, tẩy trắng răng, nhổ răng, cấy ghép răng, vệ sinh răng miệng và vệ sinh dụng cụ, thiết bị y yế.
- Đặc trưng ô nhiễm của nước thải nha khoa: Nước thải nha khoa mang nhiều đặc trưng cơ bản của nước thải y tế như: COD cao, nhiều dịch máu, chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh …
- Lưu lượng thải phòng khám nha: thường có công suất nhỏ nên hệ thống xử lý được thiết kế với lưu lượng 500 lít – 1.000 lít/ngày đến 2.000 lít/ngày, phù hợp với tất cả các phòng nha có quy mô vừa và nhỏ.
- Diện tích mặt bằng của các phòng khám nha thông thường là thuê lại mặt bằng nên có diện tích nhỏ hẹp, thường chưa có hệ thống thu gom nước thải. Chính vì vậy cần tính toán phương án thu gom nước thải hiệu quả.
2:Các phương án xử lý nước thải nha khoa
Hiện nay có nhiều phương án xử lý nước thải nha khoa, tuy nhiên phương án xử lý nước thải bằng vi sinh vật vẫn cho hiệu quả xử lý tốt nhất. Dưới đây là các phương án xử lý nước thải nha khoa:
- Xử lý bằng cột lọc than hoạt tính.
- Xử lý bằng màng lọc.
- Xử lý bằng phương pháp sinh học.
Xử lý bằng cột lọc than hoạt tính
Đây là phương pháp được các cơ sở sử dụng để chống đối với các cơ quan chức năng là chính, bởi chúng không có khả năng xử lý được các chất thải có trong nước thải nha khoa.
Nguồn nước thải nha khoa chứa rất nhiều các chất ô nhiễm như COD, NH4, dịch máu, vi khuẩn…. Tuy than hoạt tính có khả năng hấp phụ được 1 phần nhỏ COD nhưng theo thời gian dài sẽ không thể xử lý được.
Còn các chỉ số khác như NH4, Dịch máu thì cột lọc than hoạt tính không có khả năng xử lý, vì vậy sẽ là thảm họa cho môi trường nếu như các phòng khám chỉ vì giá thành rẻ mà đầu tư hệ thống này nhằm chống đối.
Cột lọc than hoạt tính lọc được những gì:
- Xử lý được 1 phầm COD ( tầm 2 tháng cần thay than hoạt tính 1 lần ).
- Xử lý được cặn lơ lửng.
Cột lọc than hoạt tính không xử lý được những gì:
- Dịch máu.
- NH4.
- Vi khuẩn gây bệnh.
Xử lý bằng màng lọc
Khoảng 5 năm trở lại đây màng lọc MBR được ứng dụng xử lý nước thải phổ biến trên toàn thế giới, tuy nhiên giới hạn xử lý các ion hòa tan là một điểm trừ rất lớn đối với màng lọc MBR.
Màng lọc MBR có khả năng loại bỏ được hiệu quả các chất rắn lơ lửng, làm giảm được hàm lượng chất hữu cơ. Tuy nhiên màng lọc MBR lại không có khả năng xử lý các ion hòa tan như: NH4, NO3, PO4, H2S nên đối với nước thải nha khoa là không được phù hợp.
Xử lý bằng vi sinh
Xử lý nước thải bằng vi sinh vật được ứng dụng hơn 50 năm qua mà khả năng xử lý của chúng vẫn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng nước thải đầu ra. Hiện nay ngành xử lý nước thải sử dụng các chủng vi sinh vật hoạt động cực kỳ hiệu quả cho các hệ thống từ lớn đến nhỏ.
Sau mấy chục năm trên thị trường thì hệ thống xử lý nước thải bằng vi sinh vật vẫn chưa có công nghệ nào có thể vượt qua được nhờ vào khả năng xử lý hiệu quả, giá thành vận hành thấp. Chính vì vậy đây luôn là phương án xử lý hiệu quả nhất trên toàn thế giới hiện nay.
3:Giới thiệu phương án xử lý nước thải bằng vi sinh:
Xử lý nước thải bằng vi sinh vật là tận dụng những chủng vi sinh vật có trong nước thải hoặc nuôi cấy các loại vi sinh vật ở trên các giá thể được coi là phương án hữu hiệu nhất, có khả năng xử lý những nguồn nước thải có hàm lượng ô nhiễm cao, xử lý và chuyển hóa các thực thể ô nhiễm một cách hiệu quả mà chi phí đầu tư và vận hành luôn có giá thành rẻ hơn các công nghệ khác.
Sơ đồ công nghệ bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Sơ đồ công nghệ bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa.
Nước thải ==> Bể gom ==> Bể vi sinh kỵ khí ==> Bể vi sinh hiếu khí ==> Bể lọc ==> Khử trùng ==> xả thải đạt cột A QC 28: 2010/ BTNMT.
Bể gom trong bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Nước thải được thu gom từ những điểm phát sinh nước thải đi theo đường ống dẫn về bể gom.
Bể gom có chức năng điều hòa lưu lượng và loại bỏ rác thải trong nước thải, giúp hệ thống xử lý không bị ảnh hưởng bởi các loại rác này đến các động cơ điện.
Nước thải ở bể gom có thể sẽ bị lưu trữ lâu, vì vậy chúng sẽ được lắp đặt hệ thống phân phối khí giúp loại bỏ hết mùi hôi khó chịu do nước thải gây ra. Với tác dụng của đĩa phân phối khí, phân tác các bọt khí siêu mịn giúp tăng hàm lượng ô xy có trong nước thải cao hơn.
Hệ thống máy bơm chìm được lắp đặt dưới đáy bể gom có chức năng đưa lượng nước cần thiết lên hệ thống xử lý. Trong bể gom sẽ được đặt các tín hiệu báo mức, khi mức nước đến vị trí cố định sẽ kích hoạt máy bơm hoạt động để đưa nước vào hệ thống xử lý.
Bể kỵ khí trong bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ được gọi là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Vi sinh vật
Chất hữu cơ ——————-> CH4 + CO2 + H2 + NH3 +H2S + Tế bào mới
Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
- Giai đoạn 2: Acid hóa;
- Giai đoạn 3: Acetate hóa;
- Giai đoạn 4: Methane hóa.
Cách phân hủy chất thải
Các chất thải có chứa các chất hữu cơ hoặc chứa nhiều hợp chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin,… trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn.
Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành đường đơn, và chất béo thành các acid béo.
Trong giai đoạn acid hóa, các chất hữu cơ đơn giản lại được tiếp tục chuyển hóa thành acetic acid, H2 và CO2. Các acid béo dễ bay hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO2 và H2, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá trình cắt mạch carbohydrat. Vi sinh vật chuyển hóa methane chỉ có thể phân hủy một số loại cơ chất nhất định như CO2 + H2, formate, acetate, methanol, methylamines và CO. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau:
– 4H2 + CO2 à CH4 + 2H2O
– 4HCOOH à CH4 + 3CO2 + 2H2O
– CH3COOH à CH4 + CO2
– 4CH3OH à 3CH4 + CO2 + 2H2O
– 4(CH3)3N + H2O à 9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3
Tùy theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình xử lý kỵ khí thành:
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên.
- Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình lọc kỵ khí.
Bể hiếu khí trong bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Bản chất của xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học là phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ nhờ vi sinh vật. Tuỳ thuộc vào bản chất cung cấp không khí, các phương pháp phân huỷ sinh học có thể phân loại xử lý hiếu khí, kỵ khí hoặc tuỳ tiện.
Phương pháp xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất ô nhiễm vô cơ khác như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.
Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại:
- Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
- Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một một số phương pháp xử lý nước thải bằng Công nghệ Hiếu khí.
Các quá trình xử lý
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau:
- Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2 => CO2 + H2O + DH
- Tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NH3 + O2 => CO2 + H2O + DH
- Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2 => 5CO2 + 5 H2O + NH3 ± DH
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều hiện tối ưu cho quá trình oxy hoá sinh hoá nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Tuỳ theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được sử dụng khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank) là quá trình phổ biến nhất.
- Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrate hoá với màng cố định.
Bể lọc trong bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Bể lọc có chức năng loại bỏ các chất lơ lửng có trong nước thải phòng khám. Đối với hệ thống nhỏ chúng tôi sử dụng màng lọc chuyển động giúp khả năng loại bỏ hiệu quả các chất rắn lơ lửng, mặt khác chúng có khả năng giao động giúp quá trình rửa vật liệu lọc đơn giản.
Bể lọc gồm hai chu trình chính là chu trình lọc và chu trình rửa lọc. Đối với thiết bị được thiết kế theo dạng Modul nên có khả năng xử lý hiệu quả mà độ bền của thiết bị lại rất cao.
Bể lọc sử dụng công nghệ lọc chuyển động giúp thiết bị có tuổi thọ cao, không phải thay thế theo định kỳ. Thời gian thay thế từ 24 – 36 tháng.
Khử trùng:
Khử trùng là công đoạn cuối cùng trước khi xả bỏ ra ngoài môi trường. Mục đích của việc khử trùng là tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại khỏi nguồn nước thải.
Các công nghệ dùng để diệt khuẩn:
- Sử dụng clo.
- Sử dụng tia UV.
- Sử dụng ozon.
4:Đánh giá bể xử lý nước thải phòng khám nha khoa
Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học phù hợp với các phòng khám đa khoa và nha khoa.
Ưu điểm:
- Khả năng xử lý hiệu quả các chất như: COD, BOD, NH3, NH4, N, P..
- Chất lượng nước sau xử lý ổn định.
- Tuổi thọ của thiết bị cao.
- Ít phải bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
- Lưu lượng xử lý ổn định.
Nhược điểm:
- Chi phí ban đầu cao.
- Tiêu tốn điện năng trong quá trình vận hành.
==> Từ những ưu và nhược điểm ở trên ta có thể đánh giá được hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học luôn là lựa chọn tuyệt vời đối với các công ty, phòng khám yêu môi trường sống của bản thân và cộng đồng.
Bạn có thể tiết kiệm được chút tiền đầu tư bản đầu khi mua thiết bị để đối phó với các cơ quan chức năng nhưng về lâu dài sẽ không ổn thỏa về mọi mặt. Nếu đơn vị quản lý họ làm nghiêm thì các bạn đầu tư hệ thống ít tiền để chống đối sẽ liên tục bị phạt và có thể bị tước giấy phép hoạt động.
linhnx –
https://yeumoitruong.com.vn/san-pham/thiet-bi-loc-nuoc-gieng-khoan-gia-dinh/