Thiết bị lọc nước Ro công suất 500 lít/giờ

Thiết bị lọc nước Ro công suất 500 lít/giờ phù hợp với các đơn vị sản xuất nước uống đóng chai có mức tiêu thụ dưới 150 bình/ngày.

Mô tả

Thiết bị lọc nước Ro công suất 500 lít/giờ được biết đến như một thiết bị lọc nước sạch, nước sau lọc đạt tiêu chuẩn uống trực tiếp tại vòi. Thiết bị lọc sử dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược tiên tiến của Hoa Kỳ giúp chất lượng nước sau lọc luôn ổn định đạt theo quy chuẩn nước uống ngay của bộ y tế QC 6-1: 2010 BYT.

1:Giới thiệu thiết bị lọc nước Ro công suất 500 lít/giờ.

Thông số kỹ thuật:

  • Điện áp sử dụng: 220v/50Hz hoặc 380V/50Hz.
  • Điện áp tiêu thụ: 1800W.
  • Diện tích lắp đặt: 4000 x 1200 x 2000mm ( D x R x C ).
  • Lưu lượng Max: 750lit/giờ.
  • Lưu lượng thiết kế: 500 lít/giờ.

Giới thiệu thiết bị lọc nước 500 lít/giờ.

Thiết bị lọc nước Ro công suất  500 lít/giờ

Bể chứa nước đầu nguồn:

Do thiết bị lọc nước uống ngay là hệ thống lọc tinh, nên việc cung cấp nguồn nước đầu vào phải là nước máy hoặc các nguồn nước khác đã được xử lý thô, chất lượng nước cấp đầu vào hệ thống tối thiểu đạt QC 02BYT.

Bể chứa nước đầu vào có chức năng trung gian để lượng nước cấp vào máy lọc không bị gián đoạn trong quá trình hoạt động.

Hệ thống thiết bị lọc thô:

Hệ thống lọc thô gồm 5 cấp lọc cơ bản :

  1. Lọc thơ 5Micron.
  2. Lọc kim loại nặng.
  3. Lọc than hoạt tính.
  4. Lọc cặn vôi.
  5. Lọc tinh 1Micron.

Lọc 5Micron:

Nước máy trước khi đưa vào hệ thống lọc sẽ được đưa qua hệ thống lọc chặn có kích thước lõi lọc là 5Micron giúp loại bỏ các kim loại nặng và các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn 5Micron.

Bọ lọc 5Micron là đơn vị xử lý đầu tiên vì vậy chúng cần được thay thế theo định kỳ, giúp cho hệ thống lọc hoạt động ổn định. Tránh trường hợp nước nguồn bị thiếu gây hư hại cho thiết bị lọc.

Đối với bộ lọc 5Micron thời gian thay thế lý tưởng là từ 15 – 30 ngày cần thay thế một lần.

Lọc kim loại nặng.

Lọc kim loại nặng là đơn vị xử lý thứ 2, thiết bị có khả năng loại bỏ các ion hòa tan trong nước nguồn như fe, Mn,As… giúp nguồn nước được sạch hơn.

Do là bể lọc thô nên lớp vật liệu được lựa chọn là các loại vật liệu lọc có giá thành vừa phải, giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí ban đầu.

Vật liệu lọc trong bể lọc thô bao gồm:

  • Sỏi đỡ kỹ thuật.
  • Cát thạch anh.
  • Vật liệu lọc CMS.

Sỏi đỡ kỹ thuật có chức năng làm thoáng bể lọc, tránh hiện tượng cát lọc đi vào bộ phận thu nước của bể lọc làm giảm tốc độ dòng chảy.

Cát thạch anh có chức năng loại bỏ các cặn lơ lửng và làm ổn định lớp vật liệu lọc phía trên.

Vật liệu lọc CMS có chức năng loại bỏ các ion có trong nước như Fe, Mn, As vì vậy đây được coi là lớp vật liệu lọc chủ đạo.

Nếu lựa chọn loại vật liệu kém hiệu quá sẽ làm cho thiết bị lọc bị hạn chế khả năng xử lý vì vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các thiết bị đặt phía sau.

Vật liệu lọc CMS được cấu thành bởi các loại vật liệu có giá thành cao, chúng có khả năng xử lý hữu hiệu các nguồn nước có độ ô nhiễm cao, vì vậy đây là vật liệu lọc không thể thiếu trong thiết bị lọc nước uống ngay.

Lọc than hoạt tính.

Than hoạt tính có chức năng hấp phụ các hợp chất hữu cơ, vì vậy chúng được lựa chọn là loại vật liệu lọc trong bể số 2 giúp hấp phụ các chất hữu cơ tồn dư trong nước nguồn.

Than hoạt tính có rất nhiều loại với độ hấp phụ khác nhau, nên khi lựa chọn loại than các bạn nên để ý đến các thông số cơ bản của than hoạt tính. Than hoạt tính loại tốt thường có giá thành cao hơn các loại than khác nên khi mua hàng cần kiểm tra kỹ các thông số và xuất xứ hàng hóa của than.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các công ty làm ăn gian dối đã bán các loại than kém chất lượng và giả làm than hoạt tính, nhưng thực tế đó chỉ là than chứ chưa được hoạt tính, có giá thành rất rẻ nhưng họ bán gián thấp hơn giá hàng than hoạt tính thật một chút, vì vậy nếu khách hàng không được tinh ý sẽ ăn ngay cú lừa.

Lọc cặn vôi.

Thiết bị lọc cặn vôi hay được gọi với tên gọi khác là thiết bị làm mềm nước, chúng có chức năng loại bỏ các thành phần như CaCO3 và Mg ra khỏi nước, tránh các hiện tượng làm bí tắc màng Ro do các ion này gây ra.

Thiết bị làm mềm nước được sử dụng là bể lọc cationit, nghĩa là trong bể lọc được đổ một lớp các hạt ion mang điện tích, khi dòng nước đi qua các hạt này sẽ hút lấy các ion như canxi và magie vào trong hạt đồng thười hạt cationit sẽ nhả lại một lượng Na tương ứng vào trong nước, nước sau bể lọc sẽ không còn hoặc còn rất ít các ion Canxi và magie.

Khi sử dụng được một thời gian nhất định, các ion canxi và magie đã đầy hạt và hạt lọc không còn khả năng trao đổi ion nữa, lúc này chúng ta cần phải tái tạo lại hạt lọc giúp chúng có thể hoạt động lại trạng thái ban đầu.

Quá trình tái tạo hạt chúng ta sẽ cấp dung dịch như NaCl vào trong bể lọc, khi dung dịch này đi vào trong bể lọc cation chúng sẽ phân li thành Na và Cl những ion Na với hàm lượng cao sẽ thế chố cho các ion canxi và magie và đẩy chúng bật ra ngoài hạt lọc cation. Những ion này sẽ đi theo dòng nước và thoát theo đường nước xả thải.

Hạt cationit rất khác 2 bể lọc đầu tiên do hạt trao đổi ion rất hay phải tái sinh, nếu không tái sinh đúng chu kỳ sẽ làm giảm khả năng hoạt động của hạt lọc.

Lọc tinh 1Micron:

Thiết bị lọc chặn 1 Micron có chức năng giống với bộ lọc 5Micron vì chúng có chức năng loại bỏ cặn có kích thước lớn hơn 1 Micron.

Tuy nhiên kích thước lọc của chúng nhỏ hơn, nếu để ở đầu tiên thì lõi lọc rất nhanh tắc anh hưởng lớn đến hệ thống lọc, mặt khác chi phí thay thế lõi lọc 1Micron có giá thành rất cao nên lọc 1micorn sẽ được đặt sau các hệ thống lọc thô, giúp tuổi thọ của lõi lọc được bền hơn.

Thời gian thay thế bể lọc 1Micron từ 3 – 6 tháng cần thay thế 1 lần.

Hệ thống bơm tăng áp:

Hệ thống bơm tăng áp gồm 2 gian đoạn:

  1. Bơm tăng áp đầu nguồn.
  2. Bơm tăng áp Ro.
Bơm tăng áp đầu nguồn:

Bơm tăng áp đầu nguồn có chức năng hút nước từ bể chứa nước đầu nguồn, đẩy qua các hệ thống cột lọc thô ban đầu. Máy bơm tăng áp đầu nguồn không cần áp xuất quá cao chỉ cần đạt đủ áp xuất từ 1,5 – 3Kg/Cm2 là đã đủ để đẩy qua các bể lọc.

Bơm tăng áp Ro:

Bơm tăng áp Ro có chức năng hút nước từ bể chứa trung gian đưa vào màng lọc Ro. Chúng cần duy trì được áp xuất cao nên thường lựa chọn dòng máy bơm trục đứng đa tầng cánh, áp xuất cần duy trì cho màng Ro tùy vào màng áp thấp hay màng áp cao.

Đối với màng áp cao thì áp xuất đầu vào cần từ 11 – 15Kg/cm3, còn đối với màng áp thấp thì áp đầu vào cần duy trì từ 6 – 9Kg/cm3.

Hệ thống màng lọc Ro:

Màng lọc Ro là khâu tiên quyết chất lượng nước sau lọc có đạt tiêu chuẩn nước uống ngay hay không, nên lựa chọn các dòng màng Ro có chất lượng cao trên thị trường.

Màng lọc Ro có kích thước lọc 0,001 Micron nê tất cả các ion tồn dư trong nước có kích thước lớn hơn 0,001 Micron sẽ bị tách ra khỏi nguồn nước sạch. Những ion này sẽ đi theo dường nước xả thải ra ngoài.

Có nhiều đơn vị khi thấy màng lọc Ro thải ra quá nhiều nước nên đã tận dụng quay nguồn nước thải này về bể chứa nước đầu nguồn, nếu làm như vậy màng lọc Ro sẽ tắc trong một thời gian rất nhanh.

Nên việc tiết kiệm nước thải sau Ro chỉ được sử dụng cho các mục đích rửa dọn nhà, rửa chân tay và dội nhà vệ sinh chứ tuyệt đối không được quay vòng lại ban đầu cho hệ thống lọc.

Khử trùng:

Nước sau khi qua Ro vẫn cần được diệt trùng trước khi cung cấp cho người sử dụng, mục đích của việc diệt trùng là tiêu diệt các loại vi khuẩn có trong nước như Ecoli và colifrom.

Diệt khuẩn trong nước có thể sử dụng các công nghệ như:

  • Sử dụng tia cực tím.
  • Sử dụng Ozzon.

Đối với thiết bị lọc nước Ro có công suất 500 lít/giờ cho người sử dụng nên lựa chọn các 2 công nghệ trên để giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại có trong nước.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thiết bị lọc nước Ro công suất 500 lít/giờ”