Uống nước sôi có thực sự là an toàn và tốt cho sức khỏe con người
Uống nước đun sôi rất phổ biến ở Việt Nam, là lựa chọn của nhiều hộ gia đình. Có thông tin cho rằng nước sôi loại bỏ nhiều vi khuẩn, tuy nhiên, không loại bỏ các hóa chất hay các hạt hòa tan. Liệu có an toàn để uống?
Tại sao phải đun nước
Nước sôi là nước đã được đi qua nhiệt độ cực đại (100 độ C).
Tại sao phải đun sôi?
Đun sôi là phương pháp chắc chắn nhất để tiêu diệt các sinh vật gây bệnh, bao gồm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.
Đun sôi nước để dùng cho mục đích ăn uống hàng ngày. Đó là có nước uống hoặc dùng để chế biến món ăn. Mỗi món ăn sẽ cần mức độ sôi của nước khác nhau. Có loại thì cần sôi lăn tăn, có loại thì sôi cực đại mới được làm tiếp công đoạn sau.
Xem thêm: Xây dựng bể lọc nước giếng khoan giúp nguồn nước sạch hơn
Các cách làm sôi nước
Chúng ta có thê dùng bình siêu tốc, đun nước trực tiếp trên bếp, hay dùng lò vi sóng
Các giai đoạn sôi của nước
Nếu dùng bình siêu tốc để đun nước, chỉ cần đến khi bình tự ngắt điện có nghĩa là nước đã sôi. Thế còn khi bạn phải tự đun nước thì nước như thế nào mới được gọi là sôi? Nhất là khi đun nước là một công đoạn trong quá trình chế biến món ăn. Chúng ta cần biết các giai đoạn sôi của nước để tìm ra nhiệt độ thích hợp.
Theo wikihow:
- Sủi bong bóng: Những bong bóng nhỏ li ti xuất hiện dưới dáy nồi. Mặt nước rung nhè nhẹ. Lúc này nhiệt độ của nước ở khoảng 60 – 75 độ C. Thích hợp để chần trứng, hoa quả hoặc cá.
- Sủi tăm: Tăm bong bóng bắt đầu nổi lên, nhưng mặt nước vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt. Nước lúc này ở trong khoảng 75 – 90 độ C. Nếu hầm hoặc om thịt nên để nồi ở giữ ở nhiệt độ này.
- Sôi lăn tăn: Bong bóng cỡ nhỏ và trung bình khắp nồi vỡ ra trên mặt nước. Nhiệt độ bây giờ là 90 – 100 độ C. Là lúc thích hợp để hấp rau củ hoặc làm tan chảy chocolate.
- Sôi hoàn toàn: Hơi nước và dòng nước chuyển động không ngừng. Lúc này nước sẽ ở 100 độ C hoặc trên một chút ( tùy vào thức ăn có trong nước). Mì nên được nấu ở nhiệt độ này.
Tuy nhiên không phải nước cứ sôi là sẽ ở 100 độ C. Là đã đạt tiêu chuẩn mong muốn, quá trình trên là tiêu chuẩn chung. Nước của chúng ta có thể sôi ở nhiệt độ thấp hơn nếu ở vị trí thấp hơn. Để diệt hoàn toàn vi khuẩn trong nước chúng ta cần đun sôi nước từ 1 đến 3 phút. Nếu đang ở độ cao trên 2000 m so với mực nước biển, chúng ta cần đun sôi nước trong vòng 3 phút.
Bạn đang làm gì với nước đun sôi?
Ngoài việc phục vụ cho quá trình chế biến món ăn, chúng ta sẽ uống nước đun sôi (để nguội). Hoặc chế biến đồ uống nóng như trà, cà phê, …
Có hai hướng mà chúng ta thường làm sau khi đun nước là: để nguội hoặc đưa nước sôi vào phích chứa nước nóng. Nếu để nguội, nước cần được chứa trong bình đậy nắp kín để đảm bảo vi khuẩn, vi trùng không sâm nhập ngược lại nước của bạn.
Xem thêm: Tìm hiểu thiết bị lọc nước sông thành nước sinh hoạt
Uống nước đun sôi có thực sự an toàn?
Nước đun để nguội có thể không tốt cho sức khỏe. Đó là do nguồn nước đầu vào không đảm bảo; quy trình đun nấu dụng cụ không hợp vệ sinh, nước có thể nhiễm khuẩn trở lại sau khi đun.
Quá trình đun nấu, dụng cụ không hợp vệ sinh.
Nếu đun sôi bằng bếp da nên chọn ấm inox với độ dày vừa phải. Nếu dùng bình siêu tốc nên chọn hãng uy tín để đảm bảo nguồn nước an toàn và đề phòng cháy nổ.
Nước có thể nhiễm khuẩn trở lại sau khi đun.
Chúng ta có thể uống nước để nguội trong vòng bao lâu? Nước có ít các thành phần bên trong hơn thức ăn. Do đó chúng ta khó có thể nhận biết sự biến đổi bằng mắt hay mùi vị. Nhưng không vì thế mà khả năng nhiễm khuẩn quay trở lại nước là không có. Đặc biệt là khi không được giữ kín. Do đó lời khuyên được đưa ra là bạn không nên uống nước để nguội sau 24 giờ, và tuyệt đối tránh trường hợp nước hôm sau đổ vào cùng nước hôm trước.
Khi nguồn nước đun sôi không được đảm bảo.
Trước thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay, thật khó để đảm bảo nguồn nước của gia đình là nước an toàn. Khi nước đầu vào có khả năng chứa các yếu tố bất lợi thì chắc chắn nước sau khi đun cũng có nguy cơ này.
Cũng giống như phân tích ở trên, nước đun sôi chỉ loại được vi khuẩn, vi trùng, các chất dễ bay hơi. Không loại được các chất hòa tan trong nước như kim loại nặng, thủy ngân, asen, chì, …