Benzen có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người
Benzen rất độc, có khả năng gây ung thư ở người rất cao. Khi bị phơi nhiễm trong một thời gian dà, nó tích tụ lại tận trong tuỷ xương và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ. Trong đó, bệnh bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp nhất ở những người nhiễm độc Benzen. Đồng thời nó có thể gây bệnh ung thư máu, gây vô sinh, khi tiếp xúc trực tiếp sẽ gây bỏng rát,… Vậy Benzen là gì? Nó có những tác hại gì? Và con đường phơi nhiễm chất độc này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích dưới đây.
Benzen là gì?
Benzen là một hợp chất hữu cơ có công thức hoá học là C6H6. Benzen là một hợp chất hữu cơ thơm, trong điều kiện bình thường là một chất lỏng không màu, mùi dịu ngọt dễ chịu, dễ cháy. Đây là một chất không tan trong nước nhưng tan trong rượu.
Chất này được sử dụng nhiều trong các phòng thì nhiệm và trong các ngành công nghệp. Chủ yếu liên quan đến tổng hợp hoá chất, sợ polymer,… Trong nghiên cứu về ung thứ Benzen được biết đến là một chất có khả năng gây ung thư. Đặc biệt là ung thư máu. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), nó nằm trong nhóm 1 các chất có khả năng gây ung thư chết người.
Ứng dụng của Benzen
- Benzen là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của ngành công nghiệp hóa hữu cơ. Người ta thường sử dụng để tổng hợp các monome trong sản xuất. Như sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơ sợi. Chẳng hạn polistiren, cao su buna-stiren, tơ capron,…
- Benzen phần lớn được dùng làm dung môi hoà tan chất mỡ, cao su, vecni; tẩy mỡ ở xương, da sợi, vải, len, dạ, lau khô, tẩy mỡ các tấm kim loại. Hay các dụng cụ có bám bẩn chất mỡ.
- Là chất điều chế ra các chất khác. Từ benzen người ta còn có thể điều chế ra nitrobenzen, anilin, phenol. Dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hại,… Ngoài ra nó còn được sử dụng đế sản xuất cumen. Cho việc sản xuất cùng lúc axeton và phenol.
- Toluen thì được dùng để xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).
- Benzen, toluen và các xilen khác còn được dùng để làm dung môi.
- Sản xuất cyclohexan tổng hợp tơ nilon.
- Làm dung môi, sản xuất dược liệu.
Tác hại của Benzen tới sức khoẻ
Benzen rất độc, có khả năng gây ung thư ở người rất cao. Mối nguy hại nhất của benzen là khả năng gây bệnh bạch cầu của những người thường xuyên bị phơi nhiễm loại chất độc hại này.
Benzen có mùi thơm dễ chịu giống mùi bánh gato vừa nướng xong. Tuy nhiên, mùi này có hại cho sức khoẻ (gây bệnh bạch cầu). Ngoài ra, khi hít Benzen vào, có thể gây vô sinh. Ngoài ta, nó có thể gây bệnh ung thư máu. Khi rơi vào da sẽ gây bỏng rát,… Do đó, cần lưu ý khi tiếp xúc trực tiếp với Benzen.
Nhiễm độc cấp tính
Nhiễm độc benzen cấp tính thường có các biểu hiện lâm sàng như kích ứng da, mắt và đường hô hấp với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn và thậm chí tử vong. Diễn biến thay đổi theo nồng độ benzen trong môi trường lao động và thời gian tiếp xúc
Cụ thể khi nhiễm độc có thể có các triệu chứng sau:
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, lẫn lộn, mất ý thức, hôn mê, mất trí nhớ.
- Giảm sức nghe.
- Viêm phổi.
- Bỏng, viêm kết mạc, giác mạc, mù màu.
- Viêm gan nhiễm độc.
- Viêm cầu thận.
- Tổn thương tim mạch: Gây loạn nhịp tim như ngoại tâm thu. Và các loạn nhịp nhanh như nhanh trên thất, rung nhĩ, nhanh thất.
- Đồng thời cũng gây ra các triệu chứng khác. Tùy theo nồng độ và thời gian tiếp xúc.
Nhiễm độc mãn tính
Khi bị nhiễm độc Benzen mãn tình thường có 2 giai đoạn chính. Đó là giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn khởi phát
- Rối loạn tiêu hóa: ăn kém ngon, xung huyết niêm mạc miệng, nôn. Ngoài ra, hơi thở cũng có thể có mùi benzen.
- Rối loạn thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, dễ cáu giận; Hay các cảm giác chuột rút, cảm giác kiến bò, tê cóng… cũng là một trong những biểu hiện khi nhiễm độc Benzen ở đoạn khởi phát.
- Rối loạn huyết học: thiếu máu nhẹ, có khuynh hướng xuất huyết. Ở phụ nữ thường bị rong kinh, khó thở do thiếu máu. Sau đó thời gian máu chảy kéo dài. Ngoài ra còn có dấu hiệu dây thắt dương tính.
Thời kỳ toàn phát
Ở thời kỳ này, bệnh được thể hiện qua các hội chứng cực kì nghiêm trọng. Trong đó có các hội chứng như: xuất huyết, thiếu máu, giảm bạch cầu,…
- Xuất huyết: Xuất huyết là triệu chứng do tính giòn mao mạch. Theo đó, tiểu cầu sẽ giảm xuống dưới 100.000/mm3. Các dấu hiệu hay gặp nhất sẽ là xuất huyết niêm mạc (mũi, lợi, dạ dày, ruột, tử cung) hoặc dưới da. Thời gian máu chảy kéo dài, vậy nên sẽ ảnh hưởng cực kì nguy hiểm tới sức khỏe. Thậm chí ở phụ nữ có thai sẽ rất dễ bị sảy thai, đẻ non.
- Thiếu máu: Số lượng hồng cầu giảm. Thường là thiếu máu đẳng sắc, bất sản tủy (hoặc thiểu sản tủy). Do sự phá hủy hồng cầu hay ức chế các chức phận tạo huyết của tủy xương. Ngoài ra, giống như các chứng thiếu máu tái tạo khác. Nó có thể gây ra những triệu chứng khác. Như hồng cầu không đều, hồng cầu biến dạng, hồng cầu bắt nhiều màu,…
- Bạch cầu giảm: Trường hợp nặng có thể giảm còn 1000/mm3. Đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính giảm nhiều. Bạch cầu ái toan hơi tăng hay tăng nhiều.
Bệnh nhiễm độc benzen là một bệnh nguy hiểm. Kể cả khi các bệnh nhân ngừng tiếp xúc với chất độc này thì bệnh vẫn không loại trừ được. Bởi lượng chất độc đã tích lũy ở trong cơ thể. Nhất là các bộ phận nhiều mỡ và ở cả tủy xương. Cũng chính vì lý do này mà khi bị nhiễm độc Benzen thời gian ủ bệnh rất lâu. Đã xuất hiện những trường hợp 20 tháng sau mới có các biểu hiện nhiễm độc cụ thể. Do benzen tồn lưu lâu dài ở tủy xương. Đặc biệt kể cả khi đã điều trị khỏi thì bệnh cũng có thể tái phát.
Con người nhiễm benzen như thế nào?
Các nghiên cứu cho thấy, nếu một người tiếp xúc liên tự với môi trường có nồng độ Benzen khoảng 1-2 PPM trong suốt 40 năm có thể tăng nguy cơ ung thư bạch cầu. Đặc biệt là trẻ em, đây là đối tượng có khả năng hấp thu chất ô nhiễm mạnh nhất. So với người lớn, trẻ em có thể hấp thu các chất ô nhiễm gấp 2-3 lần trong không khí và gấp 6 lần trong thức ăn.
Trong thực phẩm
Vào năm 1990, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) lần đầu tiên tìm ra sự hiện diện của Benzen có trong các sản phẩn nước uống. Trong đó, nột bật nhất các các sản phẩm nước đóng chai của hãng Perrier (ở Mỹ). Chính vì thế, họ đã bị thu hồi sản phẩm trên toàn nước Mỹ.
Kể từ đó, FDA và ngành công nghiệp nước giải khát đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới hợp chất này. Đồng thời cũng thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra các tác hại của nó đối với sức khoẻ con người. Sau nghiên cứu, họ tìm ra được lượng Benzen có trong các sản phẩm thực phẩm chủ yếu là do mục đích bảo quản thực phẩm.
Tuy nhiên, Benzen là một chất đã được khẳng định về khả năng gây ung thư trên cơ thể người. Chính vì thế sự hiện diện của nó trong các sản phẩm là vô cùng nguy hiểm. Vì thế, rất nhiều các nhà máy sản xuất thực phẩm ngày nay đã
Benzen có trong không khí
Về lý thuyết, nguồn gốc chất benzen có thể “sản sinh” từ các hoạt động công nghiệp. Ngoài ra nó còn có trong khói thuốc lá, khói thải các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch,… Thế nhưng ở các đô thị lớn, nó xuất hiện chủ yếu trong xăng “tươi” có chứa thành phần benzen bị bốc hơi. Và từ khói thải của các phương tiện giao thông.
Benzen vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, kể cả xuyên qua da, qua đường tiêu hóa,… Tuy nhiên, con người lại không thể cảm nhận được Benzen qua khứu giác. Do vậy, nhiều người đã hít phải Benzen hằng ngày nhưng không hề hay biết.
Các biện pháp ngăn ngừa nhiễm benzen
Khám định kỳ
Để bảo đảm sức khoẻ của mình, bạn nên đi khám định kì thường xuyên. Cứ 6 tháng, nên tổ chức khám một lần. Ngoài việc khám định kỳ, bệnh nhân nào nghi nhiễm độc phải được phát hiện. Đặc biệt, nếu phát hiện dù chỉ có một trường hợp nhiễm độc, phải tổ chức khám toàn bộ công nhân tiếp xúc. Về các hiện tượng lâm sàng, chú ý tình trạng toàn thân: cân nặng, ăn uống, ngủ… Ngoài ra, cần phát hiện các biểu hiện xuất huyết.
Biện pháp cá nhân
Đối với công nhân thường xuyên tiếp xúc với benzen phải có quần áo bảo vệ thích hợp. Sau khi sử dụng phải giặt giũ luôn và để riêng. Không để chung với quần áo mặc thường ngày. Sau khi làm việc, phải tắm nước nóng với xà phòng. Đặc biệt nhiều nơi hệ thống hút chưa bảo đảm, cần phải sử dụng các loại mặt nạ. Loại mặt nạ có hộp lọc than hoạt tính có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn rất hạn chế. Nhất là khi nồng độ benzen trong không khí lên đến 1 mg/l. Ngoài ra, người ta còn lắp đặt hệ thống dẫn không khí trong sạch ngoài trời thổi vào.
Theo đó, mỗi cá nhân nên tự bảo vệ mình. Từ những chi tiết nhỏ nhất:
- Không rửa tay bằng benzen hoặc các dung môi khác có chứa benzen:
- Tránh vứt lung tung hoặc sử dụng các khăn lau thấm benzen.
- Cấm hút thuốc vì còn có nguy cơ cháy và nổ.
- Cấm ăn uống nơi làm việc những nơi sản xuất hoặc sử dụng Benzen
- Chế độ ăn uống đầy đủ, tránh uống rượu bia và các chất kích thích khác
- Khi được yêu làm xét nghiệm máu và kiểm tra bệnh, cần thực hiện ngay để đảm bảo sức khoẻ cá nhân.
- Cần đi khám bệnh khi thấy mệt mỏi bất thường, ăn không tiêu, gầy yếu, chảy máu nhiều,…
Trên đây là một số thông tin và các biện pháp giúp ngăn ngừa nhiễm độc Benzen. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại chất độc này. Đồng thời có thể bảo vệ mình khỏi các chất độc hại trong không khí.