Kinh nghiệm khi sử dụng dụng cụ cầm tay

Dụng cụ điện cầm tay là công cụ không thể thiếu đối trong các ngành cơ khí, xây dựng, sản xuất,…. Chúng được ưa dùng bởi vì chúng giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian và giúp chúng ta thực hiện công việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó luôn tồn tại các mối nguy hiểm mà chúng có thể gây ra cho chúng ta. chúng ta cần phải được thao tác hết sức cẩn thận, nếu không có thể những thiết bị đó sẽ gây thương tích cho người sử dụng. Những vụ tai nạn thường xảy ra khi người dùng bất cẩn, mệt mỏi và quá tự tin.

1. Bảo vệ mắt:
Các cụ ngày xưa có câu ” Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay” Chính vì vậy việc bảo vệ đôi mắt bạn khỏi những yếu tố gây hại từ bên ngoài là điều hết sức cần thiết. Chỉ một sơ xuất nhỏ thôi cũng khiến bạn cả đời ân hận. Trong kinh nghiệm thi công thì Kính an toàn là một người bạn đồng hành với những người thợ, chúng giúp chắn bụi, mảnh vỡ, vỏ bào và những vật chất khác bắn vào mắt, chúng là một trong những trang thiết bị an toàn cơ bản nhất.2. Bảo vệ tai:
Tai là bộ phận giúp con người giúp chúng ta nghe mọi tiếng động xung quanh chúng ta, Vì vậy việc bảo vệ tai khỏi các tác nhân bên ngoài là việc làm hết sức cần thiết. Trong lĩnh vực thi công việc sử dụng các nút tai khi sử dụng dụng cụ điện cầm tay, đặc biệt là khi làm việc trong môi trường khép kín để giảm thiểu tổn hại đối với tai.3. Xác định dụng cụ thích hợp cho công việc:
Biết các dụng cụ thích hợp cho công việc bạn cần làm có thể giúp bạn tránh bị thương tích hay hư hại tới vật liệu gia công. Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng được cung cấp kèm theo trang thiết bị và làm quen với các biện pháp phòng ngừa được đề nghị.

4. Sử dụng các dụng cụ điện cầm tay đúng cách:
Không bao giờ được di chuyển dụng cụ bằng dây dẫn điện và nên rút nguồn cấp điện khi không sử dụng; khi đang thao tác với dụng cụ đã được nối với nguồn cấp điện, các ngón tay phải nên tránh ra công tắc bật/tắt.

5. Mặc quần áo bảo hộ phù hợp:
Nên búi gọn tóc và tránh mặc quần áo rộng. Quần áo nên che toàn bộ cơ thể và cần phải đeo găng tay dầy dặn để tránh bị thương tích do những khí cụ hay mảnh vụn văng vào. Nên đeo khẩu trang để tránh hít phải những hạt nhỏ độc hại khi đang gia công vật liệu và nên đi ủng bảo hộ lao động có mũi thép và đội mũ cứng để tránh bị thương tích vào chân và đầu.

6. Kiểm tra dụng cụ thường xuyên:
Không nên sử dụng các dụng cụ điện cầm tay trong những điều kiện ẩm ướt và nên kiểm tra thường xuyên xem có bị hở dây, phích cắm bị hư hỏng và chốt phích cắm bị lỏng hay không. Các dây nguồn bị hỏng cần phải được thay mới và các dụng cụ bị hỏng hay những dụng cụ phát ra những âm thanh hay bạn cảm thấy hoạt động khác thường thì nên được đưa đi kiểm tra và sửa chữa.

7. Vệ sinh khu vực làm việc:
Những hạt bụi tích tụ có thể bắt cháy nếu có tia lửa và các dung dịch dễ bắt lửa cần phải được che đậy và đưa ra khỏi nơi làm việc. Khu vực làm việc gọn gàng khiến điều chuyển dụng cụ dễ dàng hơn và có thể tránh được các sự cố tai nạn.

8. Biện pháp phòng ngừa bổ sung:
Dùng kẹp nhả nhanh khi sử dụng cưa vát và một chốt gỗ khi sử dụng cưa bàn. Cần thận trọng hơn khi sử dụng súng bắn đinh gim hay máy chà nhám băng chạy điện.

9. Cất giữ đúng cách:
Luôn phải cất giữ dụng cụ điện cầm tay sau khi sử dụng để tránh trường hợp dụng cụ bị sử dụng trái phép bởi những người không đủ khả năng.

10. Ánh sáng:
Điều quan trọng là phải sử dụng ánh sáng hợp lý khi làm việc với các dụng cụ điện cầm tay, đặc biệt là khi làm việc ở trong tầng hầm hay trong nhà để xe, vì đây thường là nơi thiếu ánh sáng

Nguồn: Sưu tầm.

Leave a Comment