Lọc nước giếng khoan công nghiệp
Lọc nước giếng khoan công nghiệp được thiết kế bài bản hơn hẳn các thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình. Chính vì vậy thiết bị lọc nước giếng khoan công nghiệp có độ bền cao, ngoài ra thiết bị lọc nước giếng khoan công nghiệp còn đòi hỏi người thiết kế có đủ chuyên môn để thiết kế hệ thống xử lý tốt, giảm chi phí tiêu tốn điện năng, giảm chi phí nhân công vận hành, giảm chi phí sử dụng hóa chất, để chủ đầu tư có được một thiết bị ổn định về lâu dài.
Trong ngành lọc nước giếng khoan công nghiệp hiện nay xuất hiện nhiều các loại cột lọc vỏ bằng Composite tuy nhiên chỉ sử dụng được 1 thời gian là thiết bị sẽ bị lão hóa nhanh chóng và có một điều cực kỳ nguy hiểm, đó là bể lọc Composite có thành phần amiang cực kỳ nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hiện nay các công ty bán thiết bị lọc nước Giếng Khoan nhập khẩu, cột lọc Composite từ trung Quốc có giá thành cực thấp, bán lại có giá thấp hơn một chút so với các bể lọc bằng Inox chính vì vậy rất nhiều đơn vị đã mua về sử dụng.
Tuy nhiên lợi bất cập hại, hàm lượng amiang có trong cột lọc sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người sử dụng, chúng hòa tan ra nước với hàm lượng cực kỳ nhỏ, nhưng theo thời gian sẽ tích tụ thành chất gây ung thư. Trên thế giới đã rất nhiều nước nghiêm cấm sử dụng Amiang, nhưng vì lợi nhuận cao các đơn vị ở Việt Nam không màng đến lương tâm của bản thân mà bán cho khách hàng những bể lọc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Mang danh nghĩa là lọc nước mà lại đi đầu độc chính những người khách hàng đã tin tưởng các đơn vị này.
Đến với Yeumoitruong.com.vn chúng tôi cung cấp các sản phẩm lọc nước có chất lượng cao, khả năng xử lý tốt, độ bền cao và quan trọng nhất là an toàn với người sử dụng.
Ưu và nhược điểm khi sử dụng nước ngầm.
Ưu điểm của nước ngầm.
- Nước ngầm là một nguồn tài nguyên thường xuyên, rất ít khi phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu như hạn hán, ngập lụt….
- Vì được khai thác dưới độ sâu nên chất lượng nước ngầm tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước mặt.
- Chủ động hơn trong vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác với nhiều công suất khác nhau.
- Để khai thác nước ngầm có thể sử dụng các thiết bị điện như bơm ly tâm, máy nén khí, bơm thả chìm hoặc các thiết bị không cần điện như các loại bơm tay. Ngoài ra nước ngầm còn được khai thác tập trung tại các nhà máy nước ngầm, các xí nghiệp, hoặc khai thác phân tán tại các hộ gia đình.
- Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt.
Nhược điểm của nước ngầm.
- Một số nguồn nước ngầm ở tầng sâu được hình thành từ hàng trăm, hàng nghìn năm và ngày nay nhận được rất ít sự bổ cập từ nước mưa. Và tầng nước này nói chung không thể tái tạo hoặc khả năng tái tạo rất hạn chế. Do vậy trong tương lai cần phải tìm nguồn nước khác thay thế khi các tầng nước này bị cạn kiệt.
- Việc khai thác nước ngầm với qui mô và nhịp điệu quá cao cũng sẽ làm cho hàm lượng muối trong nước tăng lên từ đó dẫn đến việc tăng chi phí cho việc xử lý nước trước khi đưa vào sử dụng.
- Khai thác nước ngầm với nhịp điệu cao sẽ làm cho mực nước ngầm hạ thấp xuống, một mặt làm cho quá trinh nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm cho nền đất bị võng xuống gây hư hại các công trình xây dựng-một trong các nguyên nhân gây hiện tượng lún sụt đất.
- Khai thác nước ngầm một cách bừa bãi cũng dễ dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Giới thiệt hệ thống lọc nước giếng khoan công nghiệp.
Giếng khoan công nghiệp.
Giếng khoan là công trình thu nước ngầm mạch sâu với công suất trung bình và lớn, có độ sâu vài chục đến vài trăm mét và đường kính giếng phụ thuộc vào lưu lượng cần khai thác vì vậy cần tính toán để khai tác nhằm tiết kiệm cho chủ đầu tư, nếu khoan giếng quá lớn sẽ tiêu tốn lượng tiền lớn không cần thiết, nếu khoan giếng quá nhỏ sẽ không đủ lưu lượng cấp nước.
Giếng khoan sẽ được khoan sâu dưới lòng đất, khi độ sâu đã đủ và mạch nước đã tốt sẽ được người thợ lắp đặt hệ thống ống thu nước nằm sâu dưới lòng đất, mục đích của ống thu nước này là tạo ra các kẽ hở nhở nhằm nước có thể chui qua được nhưng đồng thời kẽ hở không được lớn để có thể ngăn cản các loại cát có kích thước nhỏ đi vào trong Giếng Khoan sẽ làm tắc Giếng Khoan, đường ống thu nước này sẽ được tính toán với chiều dài đủ để có thể khai thác lượng nước cần thiết mà chủ đầu tư yêu cầu.
Khi đặt xong ống thu nước sẽ đến phần côn thu ống Giếng, ống Giếng có chiều dài từ mặt đất xuống đến phần côn đáy giữa ống Giếng và phần ống thu nước. Mục đích chính của vách Giếng Này là sự xâm nhập của bùn đất và giữa các tầng nước khác nhau xâm thực.
Khai thác nước Giếng Khoan có thể sử dụng máy bơm đặt cạn hoặc đặt chìm, tuy nhiên trong các Giếng Khoan Công Nghiệp có đường kính Giếng từ D110mm trở lên sẽ sử dụng máy bơm chìm hỏa tiễn để đặt sâu vào trong lòng đất nhằm cung cấp lượng nước lớn, và quan trọng là điện ấp tiêu thụ sẽ thấp hơn nhiều so với động cơ đặt cạn nhằm tiết kiệm điện năng.
Giếng khoan gồm có: giếng khoan hoàn chỉnh (khoan tới lớp cách nước) và giếng khoan không hoàn chỉnh (khoan lưng chừng đến lớp đất chứa nước) giếng khoan có áp và không áp. Khi cần khai thác một lượng nước lớn, người ta có thể dùng một nhóm giếng khoan, tuy nhiên trong trường hợp này các giếng sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi làm việc đồng thời.
Hệ thống làm thoáng.
Hệ thống làm thoáng là đơn vị xử lý tiền đề cho hệ thống lọc nước Giếng Khoan Công Nghiệp, hệ thống làm thoáng có chức năng chuyển hóa sắt 2 thành sắt 3 và một phần mangan 2+ thành Mangan 4+. Khi sắt bị chuyển hóa sang sắt 3 chúng sẽ chuyển sang màu vàng đặc trưng của chúng, tùy theo hàm lượng sắt tồn tại trong nước Giếng Khoan mà chúng sẽ biểu thị màu sắc của nước.
Hệ thống làm thoáng hay được áp dụng là:
- Tháp làm thoáng.
- Dàn mưa.
- Bộ trộn khí.
Tháp làm thoáng:
Tháp làm thoáng là một sản phẩm được thiết kế lên bằng thép, nhựa hoặc thép không gỉ, tháp này được thiết kế hình trụ, nước được cấp từ trên đỉnh tháp và nước sau làm thoáng được lấy ra ở dưới đáy tháp làm thoáng.
Trên đỉnh tháp ô xy hóa sẽ được lắp đặt một bồ trộn khí cưỡng bức, khi dòng nước đi qua sẽ bị thu nhỏ lại tạo thành một dòng nước đi rất mạnh, bên cạnh đó sẽ được bố trí 1 đường cấp khí, khi dòng nước đi qua với áp xuất lớn sẽ tạo ra một lực hút lớn giúp hút toàn bộ không khí vòng quanh tháp và hòa tan ô xy vào trong nước Giếng Khoan.
Nước sau khi đã bị ngậm đầy ô xy ở trong nước chúng sẽ thay thế cho các loại khí có trong nước như H2S, CO2… các khí này sẽ được bay ra khỏi nước theo cửa thoát khí, nếu như bạn đứng cạnh tháp làm thoáng sẽ có mùi rất tanh đó là mùi đặc trung của các loại khí bay ra từ trong nước Giếng Khoan.
Ở trong tháp làm thoáng sẽ được bố trí các xà đập, thông thường sẽ được thiết kế 2 xà đập khoan lỗ sole nhau làm tăng cường quá trình va đập của nước giúp chúng hòa trộn đều với ô xy. Sau khi hoạt động một thời gian tháp ô xy hóa sẽ bị tắc vì lý do đó chúng cần được vệ sinh xà đập theo định kỳ, nếu không vệ sinh các ion sắt sẽ bám dày đặc trong tháp làm thoáng và làm tràn nước ra ngoài khỏi tháp.
Dàn mưa.
Dàn mưa cũng có chức năng giống như tháp làm thoáng, tuy nhiên khả năng ô xy hóa sắt kém hơn tháp làm thoáng nhiều và dàn mưa có thê một bất lợi nữa đó là cần một diện tích xây dựng khá lớn.
Khác với tháp làm thoáng, dàn mưa được thiết kế là các đường ống nhỏ được khoan các lỗ khoan cách nhau từ 5 – 10Cm/ lỗ. Các lỗ khoan thường được lựa trọn là D4 hoặc D6, nhìn chung thì lỗ khoan càng nhỏ hiệu quả ô xy hóa sắt càng lớn, do lượng nước đi ra ít sẽ có nhiều diện tích ô xy xâm thực vào trong nước dễ dàng hơn.
Dàn mưa công nghiệp được thiết kế gồm một đường ống trục chính cấp sau đó sẽ được phân ra thành nhiều nhánh nhỏ, trên mỗi nhánh nhỏ sẽ được khoan các lỗ D4 có hướng nước đi ngược lên trời giúp chúng có điều kiện tiếp xúc với ô xy. Ở mỗi nhánh nhỏ sẽ có van khóa điều tiết lượng nước cấp vào mỗi nhánh, sao cho lượng nước được phân tán đồng đều trên toàn bộ tiết diện dàn mưa.
Nước sau khi phun mưa sẽ được thu gom theo bể dẫn, bể này sẽ được bố trí thêm các xà đập giúp nước rơi tự do, quá trình rơi tự do sẽ một lần nữa tiếp xúc với ô xy làm tăng khả năng ô xy hóa.
Trong quá trình hoạt động dàn mưa thường tạo thành các tia nước nhỏ bắc ra khỏi địa phận dàn mưa, gây nên hiện tượng ố vàng ở những thiết bị gần đó, vì vậy cần xây các vách bê tông hoặc vật liệu khác che chắn những tia nước này ảnh hưởng đến những thiết bị khác.
Bộ trộn khí:
Bộ trộn khí là một thiết bị nhỏ có chức năng hút ô xy giống như thiết kế của tháp ô xy hóa. Quá trình nước bớm qua bộ trộn khí, với áp xuất cao của máy bơm, đường ống sẽ bị thu nhỏ lại 80% tạo thành một tia nước cực nhỏ, khi phun ra với áp xuất lớn chúng sẽ hút ô xy có trong không khí và hòa trộn vào trong nước Giếng Khoan.
Bộ trộn khí thường được sử dụng cho các thiết bị lọc nước Giếng Khoan Gia Đình hoặc các hệ thống lọc nước Giếng Khoan công nghiệp công suất nhỏ dưới 300m3/ngày đêm.
Hệ thống bể phản ứng.
Bể phản ứng là quá trình xử lý được đặt phía sau hệ thống ô xy hóa, các bể phản ứng có chức năng tạo phản ứng keo tụ, ở bể phản ứng sẽ được cung cấp các loại hóa chất tạo keo, khi nước được bơm lên qua quá trình ô xy hóa khử sẽ được dẫn vào bể phản ứng, bể này có dung tích chứa nhỏ nhưng được thiết kế hệ thống khuấy trộn giúp cho lượng hóa chất cung cấp vào được trộn đồng đều vào trong nước Giếng Khoan.
Trong hệ thống lọc nước Giếng Khoan công nghiệp, bể phản ứng rất quan trọng vì chúng là đơn vị hòa trộn các dòng hóa chất đi vào trong nước Giếng Khoan tạo ra các phản ứng liên kết tức thì, giúp những bông cặn có kích thước nhỏ trở lên lớn hơn dưới tác dụng của các loại hóa chất keo tụ.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể bể phản ứng sẽ được thiết kế 1 bể, 2 bể hoặc 3 bể nhằm tăng tối đa khả năng phản ứng của hóa chất với dòng nước. Trong công nghệ xử lý nước Giếng Khoan Công Nghiệp việc đưa ra giải pháp hữu hiệu ngay từ ban đầu sẽ giúp cho hệ thống hoạt động ổn định và lâu dài.
Bể phản ứng thường được sử dụng gồm:
- Bể phản ứng có động cơ khuấy.
- Bể phản ứng hướng dòng.
Bể phản ứng sử dụng động cơ khuấy.
Bể phản ứng sử dụng động cơ khuấy được sử dụng nhiều trong khoảng 15 năm trở lại đây, bởi khả năng hòa trộn của cách khuấy giúp các hạt bông cặn có cơ hội va trạm vào nhau tốt hơn, chính vì vậy thời gian kết tủa bông cặn được tối ưu hơn nhiều, nhờ có động cơ khuấy nên thể tích bể phản ứng cũng được thu nhỏ đáng kể.
Tuy nhiên trước những mặt lợi thế thì bể phản ứng sử dụng động cơ khuấy cũng có nhiều bất lợi như tiêu tốn điện năng trong quá trình vận hành, hệ thống khuấy trộn có thể bị hỏng hóc sau thời gian dài hoạt động.
Bể phản ứng hướng dòng.
Bể phản ứng hướng dòng là bước đột phá trong công nghệ xử lý nước, công nghệ này được ứng dụng 5 năm trở lại đây, khi phát triển chúng đã dần thay thế cho bể phản ứng sử dụng động cơ khuấy trộn vì không bị hỏng hóc thiết bị mà khả năng liên kết của bông cặn cũng cực kỳ cao.
Bể phản ứng hướng dòng được thiết kế bằng công nghệ dòng chảy ngược hòa trộn đồng đều bằng dòng chảy phân dòng trong thiết bị. Khi có nước cấp vào chúng sẽ kéo theo hóa chất chạy qua một quãng đường được tính toán cụ thể, dòng nước rơi đều va đập mạnh vào nhau nên có khả năng kết tủa như bể phản ứng có sử dụng cánh khuấy nhưng lại không hề tiêu tốn điện năng trong quá trình sử dụng.
Bể lắng.
Nước sau khi qua bể phản ứng đã được ngậm đầy hóa chất, các ion tồn dư trong nước như Fe2+, Mn2+ đã bị chuyển hóa thành Fe3+, Mn4+, các ion này được các loại hóa chất cung cấp gắn kết với nhau tạo thành những bông cặn có kích thước lớn mà mặt thường nhìn thất rất rõ, những bông cặn này có tỉ trọng lớn hơn nước lên khi đi vào bể lắng với diện tích lớn chúng sẽ bị chìm xuống đáy bể lắng.
Bể lắng thường được thiết kế ở 2 dạng:
- Bể lắng đứng.
- Bể lắng ngang.
Trong công nghệ lọc nước Giếng Khoan công nghiệp có rất nhiều loại bể lắng khác nhau, nhưng nhìn chung chúng chỉ gồm 2 loại nhưng được biến thể với tên gọi khác đi như: Bể lắng lamenla, bể lắng ly tâm… Các loại bể này đều lấy thông số của bể lắng đứng hoặc lắng ngang rồi thêm các loại vật liệu và mô tor khuấy thêm vào rồi biến thể tên gọi cho khác lạ mà thôi. Nhưng khi hoạt động thì các loại bể lắng ngang và bể lắng đứng hoạt động về lâu dài vẫn ổn định hơn rất nhiều.
Bể lắng đứng.
Bể lắng đứng là bể lắng tận dụng chiều cao lý tưởng để sử dụng trọng lực vật lý của các hạt cặn lắng, khi đi lên cao lực nước sẽ triệt tiêu đi quán tính của dòng chảy, những bông cặn có tỉ trọng lớn hơn nước, lớn hơn vận tốc dòng chảy ngược sẽ chìm dần xuống đáy bể lắng.
Bể lắng đứng thường được cấu tạo bằng hình tròn, hình vuông hoặc hình trữ nhật, nhìn chung hiệu quả cao nhất vẫn là hình tròn, nhưng thi công dễ dàng thì lại là bể lắng hình vuông.
Bể lắng đứng thường có chiều cao rất tốt trung bình từ 3,5 – 5m. Bể lắng đứng sẽ được cung cấp nước từ phía trên xuống, lượng nước này sẽ được dẫn theo ống lắng trung tâm, ống này có đường kính lớn hơn 10 lần đường ống dẫn nước vào sẽ làm triệt tiêu đi lực chảy của dòng nước giúp những bông cặn đang đi trên vận tốc lớn sẽ bị giảm dần do lực bị triệt tiêu trong đường ống lớn.
Ống này sẽ đi xuống gần đáy bể lắng dưới cùng của ống lắng sẽ được bố trí nón lắng giúp phân tán đồng đều toàn bộ lượng nước cấp ra toàn bộ tiết diện của bể lắng. Nón lắng có tác dụng tránh dòng chảy này đi thẳng xuống đáy bể gây nên hiện tượng sáo trộn lượng bùn lắng dưới đáy bể lắng nên sẽ làm giảm đi khả năng lắng của bể.
Dưới đáy bể lắng sẽ được thiết kế vát góc làm cho lượng bùn cặn khi lắng xuống đáy bể tập trung hoàn toàn ở một điểm, điểm này sẽ được bố trí máy bơm đặt chìm bơm lượng bùn này ra khỏi bể lắng theo thời gian cài đặt trong tủ điện điều khiển. Nếu không được xả bùn theo định kỳ lượng bùn tích tụ trong bể lắng ngày càng nhiều, lượng bùn sẽ chiếm diện tích của nước và giảm thời gian lưu của nước tại bể lắng gây nên tình trạng bông cặn chui ra khỏi bể lắng.
Bể lắng ngang.
Bể lắng ngang được sử dụng ở những nơi có diện tích lớn, với địa chất khu vực kém vì phải xây dựng với khối lượng chứa nước lớn, nên việc dàn trải lực đều cho một nơi có địa chất phong hóa kém luôn là lựa chọn của các nhà đầu tư cần cặn cứ về độ bền của việc xây dựng.
Bể lắng đứng được thiết kế tận dụng trọng lực lớn bởi chiều cao, thì bể lắng ngang tận dụng chiều dài của đường đi để lắng các hạt keo tụ xuống đáy bể lắng. Nhìn chung bể lắng ngang như một con sông lớn, dòng nước cấp cào như một con suối nhỏ, chảy vào với lưu lượng cố định nên dòng sông chỉ đục ở đoạn đầu nước cấp vào, và trong dần ở phía hạ lưu. Bể lắng ngang cũng vậy làm cho đường đi của dòng nước di chuyển một quãng đường thật xa,các hạt bông cặn bị trọng lực làm chìm dần xuống dáy bể lắng.
Xét về mặt giá thành xây dựng thì bể lắng ngang có chi phí thấp hơn bể lắng đứng, nhưng bể lắng ngang có một nhược điểm rất lớn đó là lượng bùn bị dàn trải khắp trên tòn bộ bể lắng, việc thu gom bùn sẽ rất khó khăn.
Bể lọc.
Nước sau khi qua bể lắng đã bị loại bỏ 95% các loại cặn lơ lửng, nước qua khỏi bể lắng là nước trong. Khi đi vào bể lọc chúng sẽ có tác dụng giữ lại những bông cặn có kích thước nhỏ.
Bể lọc được chia thành nhiều loại như:
- Bể lọc áp lực.
- Bể lọc nhanh.
- Bể lọc tự rửa.
Còn nhiều loại bể lọc khác nữa nhưng trong công nghiệp phổ biến nhất là 3 loại bể lọc nêu trên.
Bể lọc áp lực.
Bể lọc áp lực là bể lọc kín toàn phần, lượng nước sẽ được máy bơm hút từ bể gom đặt phía sau bể lắng để đưa vào bể lọc áp lực. Bể lọc áp lực được sử dụng nhiều khoảng 20 Năm trở lại đây nhưng gần đây ít được sử dụng do chất lượng lọc của bể lọc không ổn định giữa chu kỳ đầu và chu kỳ cuối của lọc. Ở chu kỳ lọc cuối nhiều hệ thống sẽ làm vàng nước, lọc không triệt để. Vì vậy khoảng 3 năm trở lại đây khi gặp nguồn nước khó xử lý sẽ chuyển sang công nghệ lọc khác hiệu quả hơn.
Bể lọc áp lực được bơm nước cấp từ trên xuống, lượng nước sẽ đi qua lớp vật liệu lọc bao gồm như: Than, cát, vật liệu lọc, sỏi đỡ kỹ thuật. Tùy theo từng đặc thù nguồn nước khác nhau sẽ được bố trí các loại vật liệu lọc khác nhau để đảm bảo chất lượng nước sau lọc tốt nhất để đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn nhà nước quy định.
Bể lọc áp lực có thể lắp nối tiếp nhiều bể lọc với nhau để có được nguồn nước cấp chất lượng cao, nhưng về giá thành sẽ bị đẩy lên nhiều so với các công nghệ khác. Mặt khác bể lọc áp lực thường tốn điện trong quá trình vận hành hệ thống lọc, vì vậy chúng dần bị thay thế bằng các công nghệ khác hiệu quả hơn.
Bể lọc nhanh.
Bể lọc nhanh là bể lọc được phổ biến rộng trên khắp cả nước, chúng được thiết kế cho các hệ thống lọc có lưu lượng lớn từ 100m3/ giờ trở lên. Bể lọc nhanh là một biến thể của bể lọc tự do, nhưng chúng được thiết kế có chiều cao lý tưởng, lớp cát lọc dày vì vậy khả năng xử lý hiệu quả cho những hệ thống yêu cầu lưu lượng lớn. Nhưng bể lọc nhanh có một điểm trừ khá lớn là thời gian xây dựng lâu và quá trình thay thế lớp cát lọc vất vả hơn các loại bể lọc khác.
Bể lọc nhanh được thiết kế phía sau bể lắng, chúng được chảy tự do vào các ngăn lọc, các ngăn lọc này được chứa các loại vật liệu như: Sỏi, cát, than và vật liệu lọc. Nước sạch sẽ được thu ở dưới đáy bể lọc và chảy tự do về bể chứa nước sạch.
Khác với bể lọc áp lực bể lọc tự do khi xả rửa cần có máy bơm nước công suất lớn, chúng có chức năng hút nước từ bể chứa nước sạch rồi đưa vào đáy bể lọc, tận dụng áp lực của dòng nước đế sới tung lớp vật liệu lọc nên, giúp chúng tơi xốp và đồng thời đẩy các cặn bẩn có trong lớp vật liệu lọc ra ngoài theo đường thoát nước. Hiện nay có rất nhiều đơn vị đã tận dụng máy thổi khí để trợ lực cho máy bơm nước giúp quá trình rửa vật liệu lọc đỡ tốn nước hơn và sạch hơn.
Bể lọc tự rửa.
Bể lọc tự rửa được phát triển ở nước ta từ năm 2008 đến này, nhưng để phát triển mạnh thì phải đến năm 2015. Tuy nhiên khả năng xử lý của bể lọc này thường kém hơn so với các công nghệ khác, quá trình hút cặn bẩn của sifon nhiều khi không đạt được hiểu quả cao do lượng bùn cặn bám dính vào lớp vật liệu lọc.
Bể lọc tự rửa không van được thiết kế gồm 3 khoang chính, một khoang chứa lớp vật liệu lọc và 2 khoang chứa nước sạch. Khi cặn bẩn bám dính trên lớp vật liệu lọc làm cho lưu lượng lọc nước giảm, lượng nước lọc sẽ bị tràn ra ngoài. Lúc này hệ thống áp xuất âm sẽ hoạt động sử dụng lượng nước sạch chứa phía trên bể lọc dội ngược từ dưới nên, giúp cho lớp vật liệu lọc được tơi xốp.
Bể lọc tự rửa có một yếu điểm rất lớn là đối với nguồn nước nhiều cặn quá trình rửa lọc xảy ra liên tục, điều này ảnh hưởng hớn đến lưu lượng sử lý. Quan trọng nhất là mỗi lần rửa lọc bể lọc tự rửa sẽ tiêu tốn một lượng nước rất lớn nên vì vậy công nghệ này không được áp dụng rộng.
Khử trùng.
Khử trùng là công đoạn cuối cùng ở trong hệ thống lọc nước giếng khoan công nghiệp, các phương pháp khử trùng phổ biến được áp dụng là:
- Khử trùng bằng Clo.
- Khử trùng bằng UV.
- Khử trùng bằng Ozon.
Trong 3 công nghệ nói trên thì khử trùng bằng clo là ổn định và hiệu quả cao nhất, do nước giếng khoan di chuyển nên đèn UV và Ozon chỉ có tác dụng sử lsy ở một điểm duy nhất, khi ra khỏi bể chứa nếu bị tái nhiễm khuẩn thì không có khả năng xư rý, vì vậy phương pháp khử trùng bằng clo luôn là lựa trọn hàng đầu.
Khử trùng bằng Clo có nhiều dạng như Clo khí, điện phân muối ra clo, clo dạng bột được pha ra nước. Nhìn chung thì hiệu quả nhất vẫn là clo bột về chi phí vận hành và khả năng khử trùng đều cao.