Những hậu quả khi con người sử dụng nguồn nước có tính axit
Tính axit hay tính kiềm sẽ quyết định đến chất lượng nguồn nước mà bạn đang sử dụng. Việc xác định nước có tính axit hay nước có tính kiềm sẽ giúp chúng ta kiểm soát được nguồn nước uống vào cơ thể để có một cơ thể khỏe mạnh. Vậy, cụ thể thì axit là gì? Nước có tính axit có ảnh hưởng như thế nào đối với con người?
Axit là gì?
Axit là gì? – Axit (hay còn được viết là a-xít) là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và có vị chua. Axit là một hợp chất hóa học có công thức HxA, có vị chua và tan được trong nước để tạo ra dung dịch có nồng độ pH < 7.
Thông thường, axit là bất kỳ chất nào tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7 khi nó hòa tan trong nước. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh. Các chất có đặc tính giống axit được gọi là có tính axit.
Độ pH tự nhiên của cơ thể là bao nhiêu?
Ở trạng thái cân bằng tự nhiên, độ pH của cơ thể từ 6,8 đến 7,4 (hơi có tính kiềm). Trong điều kiện này, các quá trình hoá học của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Tất cả các chất thải của quá trình hoạt động đều được khử nhanh chóng.
Tuy nhiên, cơ thể con người tạo ra axit liên tục mỗi ngày. Như một sản phẩm phụ của sự trao đổi chất. Ngoài ra, axit còn được đưa vào cơ thể của chúng ta thông qua ăn uống và tiêu hóa. Một số thực phẩm mang tính axit như:
- Thịt, cá, trứng.
- Trà, cà phê, rượu.
- Các loại gia vị, thức ăn, giấm, nước sốt.
- Các loại tinh bột và hạt, đặc biệt là các loại tinh bột đã qua chế biến (cơm, bánh mỳ, bánh quy,…).
- Một số loại đậu đỗ.
- Các loại dầu, các loại thức ăn béo, đồ rán.
- Các thức ăn có đường: Mứt, xi rô, bánh ngọt.
Khi ta ăn các thức ăn có tính axit quá nhiều thì cơ thể và máu có tính axit khiến độ pH của cơ thể giảm xuống. Ở độ pH thấp, các cơ quan thanh lọc máu là lá lách, gan, tim, thận phải làm việc quá mức khiến chúng sẽ suy yếu dần. Các chất đào thải không được thải ra hết mà tập trung lại trước hết là ở các khớp. Gây ra đau khớp hoặc bệnh gút, sau đó chúng tìm đường bài tiết qua da gây mụn trứng cá, u nhọt, gây nhiễm trùng da, ngứa ngáy, lở loét vì có nhiều vi khuẩn và nấm.
Như thế nào là nước có tính axit, như thế nào là nước có tính kiềm?
Để xác định nước có tính axit hay tính kiềm chúng ta cần xác định dựa trên độ pH của nước. Trong đó, độ pH dùng để đo nồng độ các ion hydro (H+) trong dung dịch. Nước khi được phân tách sẽ bao gồm các ion H+ và ion OH-. Do đó, nếu trong nước chứa nhiều ion H+ hơn OH- thì nước có tính axit. Và ngược lại, nếu nước chứa nhiều ion OH- hơn H+ thì nước có tính kiềm. Cụ thể, các nhà khoa học đã đưa ra một thước đo độ pH được phân chia từ 0 đến 14 như sau:
- Nếu pH < 7: nước có tính axit. Độ pH trong nước càng nhỏ thì tính axit trong nước càng mạnh.
- Nếu pH > 7: nước có tính bazo (kiềm). Độ pH trong nước càng cao thì tính kiềm trong nước càng mạnh.
- Nếu pH = 7: nước trung tính.
Ảnh hưởng của nước có tính axit là gì?
Nước có tính axit cao gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt.
- Nước có tính axit thường có vị chua và tùy thuộc vào mức độ pH thấp hay cao mà độ chua của nước cũng thay đổi.
- Nước có tính axit dễ gây ăn mòn các thiết bị chứa nước. Axit trong nước sẽ dễ dàng hòa tan các kim loại như sắt, mangan, đồng, chì… từ đường ống nước. Điều này dễ gây hư hỏng cho đường ống nước, các thiết bị chứa nước bằng kim loại và gây mất thẩm mỹ.
- Trong sinh hoạt, sử dụng nước có tính axit cao có thể gây ngứa ngáy khi tắm gội. Làm hỏng men răng và dễ gặp các bệnh ngoài da.
- Đối với sức khỏe, nếu thường xuyên uống nước có tính axit có thể gây ra hiện tượng dư thừa axit trong cơ thể. Dễ mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột, tiêu hóa.
- Ngoài ra, khi cơ thể có tính axit là yếu tố gây ra các bệnh khác nhau. Như trĩ, ung thư, phong, bại liệt, sỏi thận, bàng quang, túi mật, lao,… Làm mất khả năng tình dục, áp huyết cao, tim, đột qụy, hen suyễn cùng các dị ứng khác,…
Uống nước có pH bao nhiêu thì phù hợp với sức khỏe?
Theo Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước do Bộ Y tế ban hành. Độ pH trong nước sinh hoạt dao động từ 6 – 8.5, còn đối với nước uống là 6.5 đến 8.5. Tuy nhiên các nhà khoa học đều khuyến cáo rằng, uống nước có pH < 7, tức là nước có tính axit thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Bởi tình trạng dư thừa axit trong cơ thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như: dạ dày, đường ruột, gout,… Chính vì thế, nước uống có pH 7-9.5 được khuyến cáo là phù hợp cho sức khỏe con người. Trong đó:
- Nếu nước có độ pH = 7 (nước trung tính). Nước ở mức độ này có thể dùng uống thuốc hoặc pha sữa.
- Nếu nước có độ pH trong khoảng từ 7 – 10 (nước có tính kiềm, nước ion kiềm). Nước uống ở khoảng độ pH này khi dùng để uống có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Tính kiềm trong nước có thể giúp cơ thể trung hòa dễ dàng các axit dư thừa. Đưa cơ thể về trạng thái cân bằng kiềm axit. Đây là một điều kiện lý tưởng để có một sức khỏe tốt.
Cơ thể người từ khi được sinh ra đã mang tính kiềm. Tuy nhiên, do rất nhiều lý do mà cơ thể người chúng ta trở lên axit hóa gây lên rất nhiều bệnh mãn tính. Như: tiểu đường, ung thư, tim mạch, dạ dày, đột quỵ,… Chính vì thế, kiềm hóa chế độ ăn uống của bạn và uống nước kiềm sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đã nguy cơ mắc các bệnh. Tình trạng sức khỏe cũng theo đó mà được cải thiện hơn.