Nước giếng khoan là gì? Nguyên nhân và hậu quả của nước giếng khoan bị nhiễm phèn, sắt

Tìm hiểu nước giếng khoan là gì?

Nước giếng khoan là nguồn nước được lấy từ sâu trong lòng đất. Tuỳ theo vị trí địa lý, độ sâu, đặc điểm của địa tầng. Nguồn nước giếng khoan mang những đặc điểm, thành phần khác nhau.

Các thành phần của nước giếng khoan

Hàm lương sắt, mangan là thành phần có rất nhiều trong nước giếng khoan. Đây là đặc điểm thường gặp chủ yếu ở các loại nước giếng khoan. Bên cạnh đó nước giếng khoan còn xuất hiện của các loại khí gây mùi như: khí metan, khí H2S, khí NH3…

Các loại vi khuẩn tự nhiên sống trong nước ngầm với sắt, mangan, oxy tạo thành các vi khuẩn sắt. Đây cũng là thành phần chỉ có ở nước giếng khoan. Do ở sâu trong lòng đất nên nước giếng khoan thuộc môi trường yếm khí. Do không có oxi hoà tan nên sắt và mangan tồn tại trong nước giếng khoan ở dạng hoà tan. Bởi chúng chưa được tiếp xúc với không khí nên chưa gây màu cho nước.

Nước giếng khoan có độ PH thấp hơn nước bình thường. Nguyên nhân là do cacbon kết hợp với nước để tạo thành axit cacbonic. Ngoài ra, trong nước giếng khoan cũng có chứa các chất hoá học khác. Như nitrat, nitrit, các kim loại nặng như: asen, chì, mangan… Nó gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khoẻ người sử dụng.

Trước khi đưa nước vào sử dụng trong sinh hoạt người sử dụng cần có các biện pháp xử lý kịp thời. Để tránh các tác nhân gây hại trong nguồn nước. Tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như các vật dụng trong gia đình.

Sử dụng hệ thống máy lọc nước giếng khoan là giải pháp tốt nhất hiện nay. Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất. Nước đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng nguồn nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn của bộ y tế.

Xem thêm: Các phương pháp xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Các loại nước giếng khoan phổ biến hiện nay

Nước giếng khoan nhiễm mặn: Hiện tượng nước nhiễm mặn tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh thành ở duyên hải miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận… Do diện tích nước bề mặt bị nhiễm mặn nên mạch nước ngầm dưới lòng đất cũng không tránh khỏi tình trạng tương tự.

Nước giếng khoan có nhiều asen, amoni: Đây là tạp chất được phát hiện nhiều trong nước giếng khoan ở trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành vùng lân cận. Do sự ô nhiễm từ nguồn nước thải trong sinh hoạt cũng như từ các khu công nghiệp vì vậy trong nước giếng khoan có chứa nhiều asen, amoni…

Nước giếng khoan nhiễm canxi: Ở khu vực Long Biên ( Hà Nội) hoặc ở một số tỉnh thành thuộc vùng núi phía bắc, rất dễ dàng phát hiện thành phần canxi trong nước giếng khoan. Đặc điểm của nguồn nước giếng khoan này là rất trong. Khi mang đi đun sôi sẽ xuất hiện cặn màu trắng giống như vôi bám vào thiết bị đun nấu.

Nước giếng khoan nhiễm sắt, mangan: Là loại nước phát hiện chủ yếu ở khu vực Hà Nội và các tỉnh thành thuộc địa bàn lân cận. Nước giếng khoan có sắt, mangan có đặc điểm là khá trong và có mùi tanh. Tuy nhiên khi để lâu trong không khí nước sẽ chuyển sang màu vàng hoặc có váng màu vàng nổi trên bề mặt.

Tác hại của việc sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý

Theo các chuyên gia, việc thường xuyên sử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trong đó các chất độc tồn tại trong nước giếng ở mức độ nhẹ có thể gây di ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây ra bệnh tiêu chảy. Nếu tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến ung thư với các chất như:

– Chất asen (thạch tín) sẽ gây ung thư da và phôi

– Thủy ngân cadimi gây tổn thương, rối loạn thần kinh và suy thận.

– Nitrat gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh khoảng dưới 6 tháng tuổi.

– Crom có tác động xấu đến gan, thận, cơ quan hô hấp.

– Dùng nhiều nước nhiễm chì, gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, phá hủy hồng cầu, yếu cơ.

– Sunfat gây tiêu chảy, lị

– Xyanua gây tổn thương phổi, da, cơ quan tiêu hóa

– Nhôm làm gia tăng quá trình lão hóa…

Xem thêm: Hướng dẫn xây bể lọc nước giếng khoan đơn giản và hiệu quả

Nguồn nước giếng khoan tần nông dưới 60m hay tầng sâu thường hơn 250m có ưu điểm là ít nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nhưng có rất nhiều giếng khoan chứa chất hòa tan làm chât lượng nước không tốt cho sinh hoạt.

Leave a Comment