Mô tả
Bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm được sử dụng trong các phòng khám tư nhân. Hệ thống sử dụng công nghệ sinh học nhằm tiết kiệm chi phí vận hành cho chủ đầu tư. Chất lượng nước sau xử lý đạt cột A QC 14: 2008 BTNMT.
Tìm hiểu thêm các sản phẩm khác:
==> Thiết bị lọc nước giếng khoan gia đình.
==> Thiết bị lọc nước giếng khơi.
==> Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
I: Giới thiệu về bể xử lý nước thải công suất 2m3/ngày đêm.
1.1: Thông số kỹ thuật bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm.
- Diện tích lắp đặt: 3000 x 800 x 2500mm ( D x R x C ).
- Điện áp sử dụng: 220v/50Hz.
- Điện áp tiêu thụ: 400W/giờ.
- Lưu lượng xử lý: 2m3/ngày đêm.
- Lưu lượng max: 2,5m3/ngày đêm.
1.2: Bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm bao gồm:
- Hệ thống bơm cấp đầu nguồn.
- Hệ thống xử lý sinh học kỵ khí.( Vỏ bằng Inox thực phẩm sus 304)
- Hệ thống xử lý sinh học hiếu khí cấp I.( Vỏ bằng Inox thực phẩm sus 304 )
- hệ thống xử lý sinh học hiếu khí cấp II. ( Vỏ bằng Inox thực phẩm sus 304 )
- Hệ thống lắng. ( Vỏ bằng Inox thực phẩm sus 304 ).
- Hệ thống bơm bùn hoàn lưu.
- Hệ thống máy thổi khí đặt cạn.
- Hệ thống máy bơm bùn.
- Hệ thống khử trùng.
- Đường ống liên kết hệ thống.
1.3: Ưu điểm bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm so với các hệ thống khác.
- Hệ thống lắp đặt bằng các mudul hợp khối dễ dàng di chuyển và nâng cao công xuất xử lý.
- Hệ thống sử dụng vỏ bể xử lý bằng inox thực phẩm sus 304 an toàn cho người sử dụng.
- Dện tích lắp đặt nhỏ gọn.
- Lưu lượng xử lý ổn định theo thời gian.
- Thiết bị hoạt động bền bỉ.
- Tiêu tốn ít điện năng trong quá trình hoạt động.
1.4: Nhược điểm bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm.
- Giá thành đâu tư cao do sử dụng các sản phẩm cao cấp.
- Sử dụng điện trong quá trình hoạt động.
1.5: Đánh giá bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm do ADC Việt Nam cung cấp so với các sản phẩm khác.
- Hàng hóa do ADC Việt Nam cung cấp luôn có đầy đủ giấy tờ và xuất xứ hàng hóa rõ ràng.
- Không sử dụng các sản phẩm kém chất lượng.
- Hệ thống sử dụng hoàn toàn bằng inox thực phẩm sus 304 an toàn cho người sử dụng.
- Công nghệ xử lý hiện đại giúp cho chất lượng nước sau xử lý đảm baỏ QC 14:2008BTNMT.
- Không sử dụng hóa chất vì vậy quá trình vận hành trở lên dễ dàng hơn.
II: Giới thiệu về bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm.
2.1:Bể điều hòa trong bể xử lý nước thải sinh hoạt công suất 2m3/ngày đêm
Bể điều hòa là đơn vị xử lý được đặt phía sau bể bẫy cát và song chắn rác, bể điều hòa có các chức năng chính sau:
- Ổn định lưu lượng nước cấp vào một cách đột ngột gây quá tải.
- Là đơn vị xử lý đầu tiên giúp chuyển hóa một phần COD thành BOD ( Tuy không nhiều ).
- Hòa trộn đồng đều các chất gây ô nhiễm của các dòng thải khác nhau.
Để tránh trường hợp nước cấp vào đột ngột gây quá tải cho hệ thống xử lý, bể điều hòa sẽ được thiết kế với dung tích đủ lớn ( Thời gian lưu từ 4 – 8h ) giúp lượng nước thải tràn về ồ ạt không gây quá tải cho hệ thống xử lý.
Ở bể điều hòa sẽ được lắp đặt hệ thống phân phối khí. Quá trình nước lưu trữ ở bể điều hòa được tính bằng nhiều giờ chính vì vậy ở đây sẽ được tập kết một lượng vi sinh vật hòa trộn trong bùn, tuy không cao nhưng cũng có khả năng xử lý được phần nào chất ô nhiễm để giảm tải cho các đơn vị phía sau.
Bể điều hòa với đặc thù là bể có khả năng chứa lớn, hàm lượng ô xy cung cấp nhiều giúp hòa trộn các dòng thải với nhau đồng đều để ổn định mức độ ô nhiễm trong dòng thải giúp hệ thống xử lý phía sau hoạt động ổn định hơn.
2.2:Bể vi sinh kỵ khí.
Bể vi sinh yếm khí là đơn vị xử lý được đặt phía sau bể điều hòa. Nước được máy bơm chìm ở bể điều hòa đưa lên bể vi sinh yếm khí với lưu lượng được tính toán.
Trong bể kỵ khí sẽ xảy ra quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hòa tan và các chất hữu cơ dạng keo có trong nước thải với sự tham gia của các hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển các vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển chúng thành các hợp chất ở dạng khí.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí qua phương trình sau:
- Chất hữu cơ + vi khuẩn kỵ khí ==> CO2 + H2S + CH4 + Các chất khác + Năng lượng.
- Chất hữu cơ + Vi khuẩn kỵ khí + năng lượng ==> C5H7O2N ( Tế bào vi khuẩn mởi ).
Quá trình phân hủy chất hữu cơ kỵ khí được chia làm 3 giai đoạn:
- Các chất hữu cơ cao phân tử.
- Tạo các acid.
- Tạo thành khí Methane.
Đối với nước thải sinh hoạt, ngoài quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ chúng sẽ diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit để chuyển hóa thành N và P.
Quá tình Nitrat hòa được diễn ra như sau: No3- ==> NO2- ==> N2O ==> N2. Quá trình nitrat hóa sẽ chuyển thành khí nito.
Quá trình photphorit hóa: Các hợp chất hữu cơ có chứa photpho sẽ được các vi khuẩn kỵ khí chuyển hòa thành các hợp chất mới không chứa photpho hoặc các hợp chất có chứa photpho nhưng ở dạng dễ phân hủy đối với vi sinh hiếu khí.
2.3: Bể sinh học hiếu khí.
Bể vi sinh hiếu khí là đơn vị xử lý đặt phía sau hệ thống bể yếm khí. Phương pháp vi sinh hiếu khí được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoặc vô cơ hòa tan trong nước thải như: H2S, NH3,NH4, Photpho,nito… dựa trên các tính chất hoạt động của các chủng loại vi sinh vật, các chủng vi sinh vật sẽ sử dụng các chất ô nhiễm làm thức ăn để phát triển.
Trong bể vi sinh hiếu khí sẽ được sử dụng các loại vật liệu mang vi sinh có diện tích bề mặt lớn mục địch là làm nơi cứ trú cho các vi sinh vật hoạt động. Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, vật liệu mang vi sinh là cực kỳ quan trọng, bởi chúng làm giảm diện tích xây dựng cho hệ thống xử lý cực lớn, mà chất lượng nước sau xử lý luôn đạt chuẩn.
Quá rình phân hủy như sau:
Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ vi sinh vật được gọi là quá trình ô xy hóa sinh học. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan sẽ được phân tán nhỏ và đi vào các nhân tế bào vi sinh theo ba giai đoạn:
- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật.
- Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trông và ngòai tế bào.
- Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình ô xy hóa sinh học phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải mới được cấp vào. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng ô xy trong nước thải, nhiệt độ, PH.
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí gồm ba giải đoạn sau:
Ô xy hóa chất hữu cơ: CxHyOz + O2 ==Enizyme==> CO2 + H2O + H.
Quá trình tổng hợp tế bào mới: CxHyOz + NO3 + O2 ==Enizyme==> CO2 + H2O + C5H7NO2 – H.
Quá trình phân hủy nội bào: C5H7NO2 +5O2 ==Enizyme==> 5CO2 + 2H2O + NH3 +- H.
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháp hiếu khí có thể sảy ra trong tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các hệ thống xử lý nhân tạo, người ta tạo ra môi trường lý tưởng nhất cho các vi sinh vật hoạt động.
2.4: Bể lọc sinh học.
Nước sau khi qu bể sinh học hiếu khí, các chất ô nhiễm đã được xử lý triệt để. Tuy nhiên trong nước thải còn nhiều cặn lơ lửng, bể lọc sinh học có chức năng loại bỏ các cặn lơ lửng khỏi nước thải.
Bể lọc sinh học sử dụng công nghệ lọc ngược, sử dụng vật liệu lọc nổi vì vậy có tuổi thọ vật liệu cao.
2.5: Khử trùng nước.
Nước sau khi qua bể lọc sinh học, hàm lượng cặn đã bị loại bỏ. Tuy nhiên các vi khuẩn có trong nước thải còn nhiều. Vì thế nước sau hệ thống xử lý sẽ được đưa qua thiết bị khử trùng.
Thiết bị khử trùng sử dụng là công nghệ tia cực tím, thiết bị có khả năng xử lý khuẩn tức thì.
Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường ADC Việt Nam.
Địa chỉ: Số 16, ngõ 295 Yên Duyên – Yên Sở – Hoàng Mai – Hà Nội
Hotline: 0982 779 311 – 033 337 5696.
Cảm ơn quý khách hàng đã ghé thăm Website công ty.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.