Xử lý nước thải nhà hàng

Xử lý nước thải nhà hàng là việc làm vô cùng cần thiết để bảo  vệ môi trường. Các nhà hàng mở ở nhiều địa điểm giúp cho mọi người có được nhiều sự lựa chọn, phong cách phục vụ ngày càng tốt hơn.

Mô tả

Xử lý nước thải nhà hàng là việc làm vô cùng cần thiết để bảo  vệ môi trường. Ở Việt Nam các thành phố lớn, các nhà hàng được mở ra khắp nơi để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân. Các nhà hàng mở ở nhiều địa điểm giúp cho mọi người có được nhiều sự lựa chọn, phong cách phục vụ ngày càng tốt hơn.

Tuy nhiên bên cạnh mục tích cực đó, lượng nước thải phát sinh trong quá trình nấu ăn luôn là bài toán khó, bởi những địa điểm mở nhà hàng đa phần đi thuê, có nơi có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng có nơi lại chưa có, vì vậy phương án xử lý nguồn nước thải này rất khó.

Tham khảo thêm các sản phẩm khác:

1: Đặc điểm và tính chất nước thải nhà hàng.

Hệ thống xử lý nước thải nhà hàng
Hệ thống xử lý nước thải nhà hàng

1.1: Nguồn phát sinh nước thải nhà hàng.

  • Nước thải từ quá trình rửa bát đĩa.
  • Nước thải từ quá trình rửa dụng cụ.
  • Nước thải từ quá trình rửa vật liệu.
  • Nước thải từ quá trình lau, rửa nhà.
  • Nước thải khu vệ sinh.

Nhìn chung nguồn nước thải nhà hàng phát sinh từ 5 nguồn trên. Với mức độ ô nhiễm khác nhau, nhưng có nguồn nước thải từ rửa bát đĩa, dụng cụ có hàm lượng dầu mỡ rất cao. Vì vậy nguồn nước này cần thiết bị xử lý chuyên dụng, để loại bỏ mỡ thừa ra khỏi nước.

1.2: Tính chất nước thải nhà hàng.

STT Thống số Đơn vị tính Giá trị đầu vào Giá trị đầu ra
1 PH mg/l 6,5 – 7,5 6 – 9
2 BOD mg/l 300 – 600 30
3 COD mg/l 600 – 1500 75
4 TSS mg/l 350 – 600 50
5 Amoni tính theo N mg/l 100 – 200 5
6 Nito mg/l 60 – 80 30
7 Phosphat mg/l 15 – 30 6
8 Dầu mỡ mg/l 50 – 200 20
9 Coliforms mg/l 3000 – 6000 3000

2: Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải nhà hàng.

2.1: Hệ thống tách mỡ.

Nước thải nhà hàng sẽ được tập kết theo đường ống, dẫn vào bể tác mỡ. Bể tách mỡ có chức năng loại bỏ một phần rác thải và loại bỏ dầu mỡ có trong nước thải.

Bể tác mỡ được chia làm 4 ngăn gồm:

  1. Ngăn chứa.
  2. Ngăn lắng 1.
  3. Ngăn lắng 2.
  4. Ngăn ổn định

Với 4 ngăn bể tách mỡ sẽ hữu hiệu hơn nhiều so với các bể tách mỡ 3 ngăn. Tuy nhiên giá thành để đầu tư bể tách mỡ lại nhiều hơn. Nhưng xét về lâu dài, các hệ tach mỡ 4 ngăn có ưu thế hơn hẳn loại bể 3 ngăn.

2.2: Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải nhà hàng.

Nước thải sau bể tách mỡ sẽ được dẫn về bể điều hòa. Bể điều hòa co dung tích lớn, giúp hòa trộn đồng đều các dòng nước thải khác nhau.

Nguồn nước thải từ khu vực vệ sinh sẽ được dẫn trực tiếp về bể điều hòa.

Do được lưu trữ lâu, nước thải sẽ gây mùi khó chịu. Vì vậy đưới đáy bể điều hòa được lắp đặt hệ thống phân tán khí tinh. Lượng khí có chức năng loại bỏ mùi khó chịu trong nước thải, đồng thời hòa trộn các dòng thải khác nhau. Làm cho hàm lượng ô nhiễm trong nước thải đồng đều, giúp quá trình xử lý phía sau hữu hiệu.

Thời gian lưu trong bể điều hòa từ 4 – 8 giờ.

2.3: Bể kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải nhà hàng.

xử lý nước thải nhà hàng
xử lý nước thải nhà hàng

Quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ là quá trình sinh hóa phức tạp tạo ra hàng trăm sản phẩm trung gian và phản ứng trung gian. Tuy nhiên, phương trình phản ứng sinh hóa trong điều kiện kỵ khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:

Vi sinh vật
Chất hữu cơ ——————-> CH4 + CO2 + H2 + NH3 +H2S + Tế bào mới

Một cách tổng quát, quá trình phân hủy kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn (Hình 5.1):
– Giai đoạn 1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử;
– Giai đoạn 2: Acid hóa;
– Giai đoạn 3: Acetate hóa;
– Giai đoạn 4: Methane hóa

Các chất thải hữu cơ chứa các nhiều chất hữu cơ cao phân tử như proteins, chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin,… trong giai đoạn thủy phân, sẽ được cắt mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân hủy hơn. Các phản ứng thủy phân sẽ chuyển hóa protein thành amino acids, carbohydrate thành đường đơn, và chất béo thành các acid béo.

2.4: Bể vi sinh hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải nhà hàng.

Phương pháp sử dụng vi sinh hiếu khí, được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nitơ,… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa. Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hòa tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo ba giai đoạn chính như sau:

  • Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật.
  • Khuếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào.
  • Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.

Tốc độ quá trình oy hóa sinh hóa phục thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa là chế độ thủy động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng.

2.5: Bể lọc sinh học.

Nước sau khi qua hệ thống xử lý sinh học, tiếp tục được dẫn sang bể lọc. Bể lọc có chức năng loại bỏ các cặn lơ lửng có trong nước thải.

Vật liệu được sử dụng là các loại vật liệu lọc cao cấp, có khả năng liên kết tốt, giúp quá trình xử lý được hữu hiệu.

Vật liệu lọc có chức năng lọc, vừa có chức năng nuôi cấy và sinh trưởng các loại vi sinh vật. Giúp cho quá trình xử lý được hiệu quả hơn.

2.6: Khử trùng.

Nước sau hệ thống xử lý đã đạt các chỉ tiêu về hóa lý. Tuy nhiên còn chỉ tiêu sinh học chưa đáp ừng. Vì vậy khử trùng là phương pháp vô cùng cần thiêt, giúp loại bỏ vi khuẩn nguy hiểm trước khi thải ra môi trường.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Xử lý nước thải nhà hàng”