Xử lý nước thải phòng khám

(2 đánh giá của khách hàng)

Xử lý nước thải phòng khám hiện nay rất phổ biến, do nguồn nước thải của các phòng khám có hàm lượng ô nhiễm cao. Việc lắp các hệ thống xử lý này sẽ giúp nước thải sau xử lý an toàn trước khi xả ra môi trường.

Mô tả

Xử lý nước thải phòng khám hiện nay rất phổ biến, do nguồn nước thải của các phòng khám có hàm lượng ô nhiễm cao. Hiện nay ở Hà Nội và các tỉnh thành, đều yêu cầu các phòng khám lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Việc lắp các hệ thống xử lý này sẽ giúp nước thải sau xử lý an toàn trước khi xả ra môi trường. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều đơn vị làm ăn kém uy tín, sử dụng các thiết bị xử lý không có tác dụng, lắp đặt để chống đối các cơ quan môi trường.

Tham khảo thêm các bài viết:

1: Giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải phòng khám.

Thông số kỹ thuật:

  1. Lưu lượng xử lý: 300 – 1500 lít/ngày đêm.
  2. Diện tích lắp đặt: 1200 x 600 x 1500mm ( D x R x C ).
  3. Điện áp sử dụng: 220v/50Hz.
  4. Điện áp tiêu thụ: 150W/h.
  5. Chất liệu vỏ bể: Inox sus 304.

Thiết bị bao gồm:

  1. Máy cung cấp ô xy cho vi sinh vật hoạt động.
  2. Tủ điện điều khiển hệ thống.
  3. Vật liệu mang vi sinh, có diện tích bề mặt từ 3000 – 8000m2/m3.
  4. Máy bơm nước thải đầu nguồn.
  5. Hệ thống khử khuẩn.
  6. Hệ thống lọc sinh học.
  7. Phao báo mức đi kèm.
  8. Đường ống liên kết nội tuyến.
  9. Khung giá đỡ bằng inox sus 304.
  10. Vỏ thiết bị bằng inox sus 304.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải phòng khám do ADC Việt Nam cung cấp.

  • Khả năng xử lý các chất độc hại trong nước tốt.
  • Thiết bị có tuổi thọ cao.
  • Khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tốt.
  • Giá thành sản phẩm hợp lý.
  • Hệ thống vận hành hoàn toàn tự động.
  • Chất lượng nước sau xử lý tốt.

Nược điểm của hệ thống xử lý nước thải phòng khám.

  • Giá thành sản phẩm cao.
  • Tiêu tốn điện năng trong quá trình hoạt động.

2: Tính chất và đặc điểm nguồn nước thải phòng khám.

Xử lý nước thải phòng khám
Xử lý nước thải phòng khám nha khoa

Nước thải của các phòng khám thường ít phát sinh, tùy theo từng phòng khám và cơ cấu khác nhau, sẽ có lưu lượng xả thải khác nhau. Trung bình lượng phát sinh nước thải của các phòng khám dưới 1500lit/ngày đêm.

Nước thải phòng khám thường ô nhiễm các chỉ tiêu sau:

  1. Các chất hữu cơ.
  2. Vi khuẩn gây bệnh.
  3. Amoni.

Nhìn chung nguồn nước thải phòng khám ô nhiễm chủ đạo 3 thành phần trên.

Các chất hữ cơ có trong nước thải phòng khám.

Các chất hữu cơ trong nước thải phòng khám bào gồm dư lượng các thuộc kháng sinh, các loại máu, huyết tương…

Đây là những chất hữu cơ khó phân hủy, vì vậy phương pháp xử lý hữu hiệu vẫn là phương pháp sinh học.

Đối với các chất hữu cơ, việc lọc bằng màng lọc là không hiệu quả, thời gian không được bền. Vì vậy bao nhiêu năm nay, phương pháp xử lý bằng vi sinh luôn được lựa chọn bởi, có chi phí vận hành thấp, tuổi thọ hệ thống cao, ít tiêu tốn tiền của cho các loại màng lọc.

Vi khuẩn gây bệnh:

Các vi khuẩn gây bệnh là một hiểm hóa đối với môi trường, những loại vi khuẩn này không thể nhìn thấy, nhưng có thể làm lây lan bệnh dịch.

Việc loại bỏ các loại vi khuẩn trước khi xả ra môi trường, luôn được chúng tôi đặt lên hàng đầu, bơi những loại vi khuẩn gây bệnh thoát ra ngoài sẽ gây bệnh cho những người vô tình bị lây nhiễm.

Các cách xử lý vi khuẩn như:

  1. Sử dụng hóa chất.
  2. Sử dụng ozon.
  3. Sử dụng đèn cực tím.

Amoni.

Như chúng ta đã biết, nitơ trong nước thải nếu không được xử lý triệt để, trước khi xả ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người, như gây hiện tượng phú dưỡng, làm cạn kiệt oxy hòa tan trong nước, gây độc cho hệ sinh vật trong nước; nitrat và nitrit có thể gây ung thư cho con người.

Trong nước thải, nitơ tồn tại ở 2 dạng chính là nitơ vô cơ và nitơ hữu cơ. Hầu hết nước thải mà chúng ta gặp nitơ tồn tại ở dạng vô cơ chiếm phần lớn, trong đó, đặc biệt là amoni, có thể chiếm đến 90 – 97% tổng nitơ. Amoni tồn tại ở 2 dạng là dạng ion (NH4+) và dạng khí hòa tan (NH3).

NH3 là chất khí không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước, gây độc chết tôm cá, thủy sinh, thảm thực vật trong nước. còn NH4+ thì ít độc hơn.

Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, một chất không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, xử lý triệt để nitơ là chuyển hóa được hoàn toàn nitơ về dạng không ô nhiễm là N2.

3: Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải phóng khám.

Với nguồn nước thải phòng khám, việc lựa chọn đúng công nghệ xử lý sẽ giúp quá trình xử lý hữu hiệu.

Bài viết này chúng tôi gửi đến quý khách hàng công nghệ xử lý nước thải phòng khám, công nghệ sử dụng là màng vi sinh bán thấm, có dòng chảy ngược.

Công nghệ xử lý nước thải bằng dòng chảy ngược, giúp các vi sinh vật hoạt động ổn đinh. Xử lý hiệu quả các chất hữu cơ khó phân hủy.

Bể gom nước thải.

Nước thải phòng khám sẽ được tập kết vào bể gom, trong bể gom được bố trí phao báo mức, khi đên mức nước cần thiết sẽ kích hoạt cho máy bơm hoạt động. Khi máy bơm hoạt động sẽ đưa một lượng nước cần thiết vào hệ thống xử lý.

Trong bể gom, nước thải thường được lưu lâu ngày. Vì vậy các vi khuẩn sẽ hoạt động ở đây tạo ra mùi khó chịu. Nên chúng tôi sẽ bố trí một hệ thống phân tán khí, làm cho mùi khó chịu bị đẩy đi.

Với ưu điểm dung tích lớn, có thể chứa được 1 lượng lớn nước, thời gian lưu lâu. Vì vậy được cấy 1 vài chủng vi sinh vào trong bể, giúp cho quá trình xử lý được hữu hiệu hơn.

Bể vi sinh kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám

Trong bể vi sinh kỵ khí sẽ diễn ra quá trình ôxy hoá amoni trong điều kiện yếm khí, thành nitơ bởi các vi khuẩn anammox.

Trong quá trình khử amoni cùng với nitrit được chuyển đổi dưới điều kiện yếm khí tới N2 cung cấp hơi đốt và một lượng nhỏ nitrat theo phương trình phản ứng sau:

NH3 + 1,32 NO2- + H+ –> 1,02N2 + 0,26 NO3- + 2H2O

Để loại bỏ nitơ amoni từ nước thải, sử dụng vi khuẩn anammox một phần nitơ amoni thích hợp được sử dụng để sản sinh ra lượng nitrit NO2- theo phương trình phản ứng sau :

NH4+ + 1,5O2 +2HCO3- –> NO2 – + 2 CO2 + 3H2O

Trong thực tế, để thực hiện thành công quá trình anammox, thì bắt buộc phải thực hiện trước một bước quá trình aerobic để oxy hoá amoni thành nitrit. Quá trình này còn gọi là quá trình nitrit hoá bộ phận.

Tiếp theo NO2- như một chất nhận điện tử, sẽ tiếp tục phản ứng với amoni còn lại để tạo thành N2. Quá trình này được gọi là quá trình anammox.

Bể vi sinh hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám.

Quá trình nitrat hoá từ amoni được chia làm hai bước và có liên quan tới hai loại vi khuẩn, đó là vi khuẩn Nitơsomonas và vi khuẩn Nitơbacteria.

Bước 1. NH4- + 1,5 O2 –> NO2- + 2H+ + H2O

Bước 2. NO-2 + 0,5 O2 –> NO3-

Bể lọc trong hệ thống xử lý nước thải phòng khám.

Sau khi được xử lý sinh học, các chất ô nhiễm sẽ bị xử lý.

Còn lại các loại cặn lơ lửng trong nước thải, những cặn này là thành phần phụ do quá trình sinh học thải ra.

Những cặn lơ lửng này tồn tại trong nước thải, làm cho nước không được trong. Vì vậy bể lọc có chức năng lọc lại những cặn lơ lửng này.

Khử trùng.

Nước sau khi đi qua bể lọc, nước trong không còn cặn lơ lửng.

Lúc này sẽ được khử trùng nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh có trong nước thải.

Mọi chi tiết xin liên hệ.

Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường ADC Việt Nam.

Địa chỉ: Số 16, ngõ 295, Yên Duyên, Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0982 779 311 – 033 337 5696.

Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm sản phẩm công ty chúng tôi.

Chúc quý khách hàng luôn mạnh khỏe và thành công.

Trân trọng.

2 đánh giá cho Xử lý nước thải phòng khám

  1. linhnx

  2. Linh

    Mình cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phòng khám răng.
    Phòng khám mình có 3 ghế răng.
    Bạn tư vấn giúp mình nhé.

    • linhnx

      Chào bạn, với phòng khám có 3 ghế răng, bạn cần lựa chọn hệ thống tầm 400 lít/ngày đêm.
      Với hệ thống xử lý nước thải nha khoa đạt chuẩn. Lưu lượng xử lý 400l/ngày đêm. Giá hiện tại bên mình đnag bán là 32.000.000vnđ
      Bạn vui lòng liên hệ: 0982 779 311

Thêm đánh giá