Tác hại và các biện pháp xử lý nước nhiễm sắt bạn nên biết
Tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng, hiện tượng nhiễm sắt đang diễn ra đáng báo động. Mặc dù nếu nồng độ sắt trong cơ thể nhỏ thì cơ bản không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế những nếu như nồng độ sắt quá cao thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Mà nó còn ảnh hưởng đến cả những vật dụng hàng ngày của chúng ta.
Nước nhiễm sắt là gì?
Nước nhiễm sắt hay còn được gọi là nước nhiễm phèn là nước có hàm lượng sắt cao hơn 0.5 mg/l thường có mùi tanh khó chịu, chứa nhiều cặn bẩn màu vàng, nước thường đục.
Sắt có mặt cả trong nước mặt và nước ngầm. Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên rất dao động, tuỳ thuộc vào nguồn nước cũng như thành phần địa chất khu vực dòng nước chảy qua. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào độ pH và sự có mặt của một số chất như cacbonat, CO2, O2, các chất hữu cơ tan trong nước, chúng sẽ oxy hoá hay khử sắt và làm cho sắt có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa.
Dấu hiệu nhận biết nước nhiễm sắt dễ dàng nhất là khi nước có các biểu hiện. Như nước có màu vàng nâu, đỏ sậm, mùi tanh nồng, hôi… Ngoài ra còn có hiện tượng là nguồn nước mới lấy từ giếng khoan có màu trong. Nhưng chỉ sau khi để ngoài không khí khoẳng 10 phút bắt đầu có hiện tượng chuyển màu. Đây là do nguồn nước bị nhiễm sắt, một số kim loại nặng khác sảy ra hiện tượng oxi hóa gây nên.
Tác hại của nước nhiễm sắt
Đối với con người
Theo một số phân tích cho rằng: Nếu sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm sắt, nhiễm sắt sẽ gây ra các bệnh như là dị ứng da, tiêu chảy, viêm đường ruột,… Ngoài ra, sử dụng nước nhiễm phèn để tắm sẽ bị khô da, khô tốc, viêm da, vàng răng,…
Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng nước giếng khoan trong thời gian dài có thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, ung thư,… Bởi trong nước nhiễm phèn còn ẩn chứa các vi khuẩn, các chất độc hại. Như: Asen, thủy ngân, nitrat,…
Đối với đời sống
Với nguồn nước này, nếu sử dụng trong gia đình sẽ gây nên các hiện tượng như lắng cặn. Nếu sử dụng trong giặt giũ sẽ làm cho quần áo bị ố vàng, xỉn màu, thô ráp, nhanh hỏng hơn. Với các loại thiết bị đường ống vận chuyển, Nước nhiễm phèn sẽ làm ố vàng, đóng cặn, ăn mòn và làm hoen rỉ tất cả các dụng cụ. Đặc biệt là những đồ kim loại dụng cụ chứa đựng nước. Theo đó, làm giảm tuổi thọ vật dụng.
Các phương pháp xử lý nước nhiễm sắt
Xây hệ thống bể lọc nước giếng khoan
Bể lọc nước giếng khoan chính là một trong những phương pháp xử lý nước nước nhiễm sắt phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng các loại vật liệu lọc nước tự nhiên. Các loại vật liệu lọc được áp dụng hiện nay chính là than hoạt tính, cát thạch anh… Sau khi nguồn nước được lọc qua hệ thống bể thô này giảm hàm lượng tạp chất, cặn bẩn, cũng như độ đục, giảm mùi tạo ra nguồn nước trong và an toàn.
Tham khảo: Hướng dẫn cách xây bể lọc nước giếng khoan dành cho gia đình đơn giản
Tuy nhiên, phương pháp này có những hạn chế nhất định. Bởi đối với các khu vực nhiễm mặn nặng thì có thể không lọc sạch được hoàn toàn nguồn nước giếng nhiễm phèn sắt. Ngoài ra, việc rửa và thay vật liệu lọc trong bể cũng là vấn đề bất cập của phương pháp này.
Sử dụng hệ thống lọc nước tổng cho gia đình
Hệ thống lọc tổng là hệ thống xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn tối ưu nhất hiện nay. Hệ thống này có độ bền vật liệu cao, lọc sạch với hệ thống hình trụ lớp hạt lọc trong hệ thống, cùng những lắp ráp đơn giản làm giảm chi phí cho khách hàng ở những khu vực xa. Với hệ thống lọc tổng, bạn có thể xử lý nguồn nước bị ô nhiễm gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (hiệu quả xử lý sắt 95-98%, xử lý Asen 95-99%, xử lý Mangan 92 – 95%…). Đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống.
Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể người và các sinh vật có trên Trái Đất. Việc bổ sung nước đầy đủ là việc làm cần thiết để duy trì sức khỏe cũng như là giữ vững tinh thần và thể chất. Mà nước nhiễm sắt hiện đang gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Vì vậy, bạn hãy sử dụng biện pháp xử lý phù hợp nhất để sớm loại bỏ được sắt ra khỏi nguồn nước sinh hoạt cho gia đình mình nhé.