Tìm hiểu sơ đồ thiết kế hệ thống xử lý nước thải đang được dùng nhiều nhất

Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các khu nhà bếp, khu nhà ăn, tắm giặt, vệ sinh… Các nguồn nước thải này tập trung nhiều ở các khu căn hộ, cơ quan, khu chung cư, trường học, bệnh viện, các công trình công cộng… Chính vì vậy việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải. Nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt cho phù hợp với đặc tính của từng khu dân cư là điều hết sức cần thiết.

Từ đặc điểm của từng khu dân cư và thành phần của nước thải. Chúng ta có các phương pháp xử lý cơ bản như sau:

Phương pháp xử lý nước thải cơ học

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học là phương pháp xử lý nhằm loại bỏ các loại tạp chất không hòa tan trong nước thải. Thường được xử lý bằng các loại song chắn rác, các bể lọc, bể lắng các loại. Song chắn rác sẽ có nhiệm vụ giữ lại các loại rác hữu cơ không tan. Chúng có kích thước lớn nhằm hạn chế việc tắc đường ống dẫn nước thải. Bể lắng cát là nơi làm nhiệm vụ loại bỏ các chất vô cơ trong hệ thống xử lý nước thải. Ở đây chất vô cơ chủ yếu là cát.

Phương pháp xử lý sinh học

Đây là phương pháp xử lý dựa vào khả năng ô xy hóa các liên kết hữu cơ dạng không tan và hòa tan của các loại vi sinh vật. Để thuận tiện trong công tác xử lý nước thải, chúng ta thường xây dựng các công trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo. Các công trình này bao gồm: Bể lọc sinh học các loại, bùn hoạt tính. Hồ sinh học thổi khí, mương ô xy hóa.

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Sơ đồ phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được dùng nhiều nhất

Các quy trình xử lý chính trong trạm xử lý nước thải bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp. Tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
Bước 2: Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn. (Đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.
Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH

Công nghệ xử lý áp dụng trong hệ thống:

Xử lý sinh học: là sự kết hợp của 2 quá trình cơ bản:

+ Xử lý thiếu khí

Nồng độ ô xy gần như bằng 0 như yếm khí nhưng có mặt NO3-
HC + NO3- + vi khuẩn dị dưỡng → CO2 + N2 + H2O + sinh khối mới

+ Xử lý hiếu khí

HC (chất hữu cơ) + O2 + vi khuẩn dị dưỡng hiếu khí → CO2 + H2O + sinh khối mới
Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các chất hữu cơ. Nếu phản ứng kéo dài ở điều kiện hiếu khí, khi HC còn rất ít ta sẽ thực hiện được quá trình nitrat hóa:
NH3 + O2 + vi khuẩn tự dưỡng hiếu khí → NO3- + H2O + sinh khối mới
Trong quá trình này, hệ vi sinh xử lý được các hợp chất hữu cơ chứa N và NH3, biến N thành NO3-
Việc đưa thêm vi sinh nhằm phát huy cao nhất khả năng tham gia của các loài vi sinh vật lơ lửng và vi sinh vật bám dính. Đồng thời làm ổn định mật độ vi sinh vật và tăng hiệu suất xử lý.

Xem thêm: Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất

Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Với đặc trưng của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Thành phần bã thải lớn, thành phần dinh dưỡng N, P cao. Các chất kiềm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Dựa trên các yếu tố đó công nghệ được xây dựng tập trung vào các công đoạn xử lý chính đó là: Xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt tính và khử trùng.

Qua đó, quy trình công nghệ đưa ra như hình 1 dựa trên các quá trình cơ bản sau:

+ Quá trình bùn hoạt tính (diễn ra trong Bể Aerotank);
+ Quá trình lắng bùn (diễn ra trong Bể lắng);
+ Quá trình phá huỷ tế bào vi sinh vật gây hại.

Sau quá trình khử trùng để tiêu diệt lượng vi sinh vậy còn sót lại trong nước bằng hóa chất, nước thải sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của đô thị.

Để được tư vấn xây dựng một hệ thống xử lý nước thải áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Quý khách vui lòng liên hệ 033 337 5696 – 0982 779 311 để được tư vấn miễn phí.

Leave a Comment