Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Tìm hiểu các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt ở Việt nam hiện nay. Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có nhiều thay đổi, để đáp ứng các chỉ tiêu về chất lượng thải do nhà nước ban hành. Khi các quy chuẩn nước thải mới ra đời, các công nghệ xử lý nước thải sẽ được cải tiến hơn, nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu đó.

1. Các thành phần tính chất của nước thải

Nước sinh hoạt là một nhu cầu thường xuyên hàng ngày. Nó không thể thiếu được của con người. Trung bình mỗi ngày nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt khoảng 60 – 80 lít/ người. Lượng nước này sau khi được con người sử dụng đã thay đổi về tính chất. Chứa đựng rất nhiều thành phần gây ô nhiễm: Cặn bẩn, dầu mỡ, các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học. Thức ăn, chất thải vệ sinh, các loại vi sinh vật gây bệnh…

Nếu không được xử lý nước thải sinh hoạt mà xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ có nguy cơ gây phú dưỡng ở các thuỷ vực nước tĩnh. Đây là nguồn gây ô nhiễm mùi rất lớn đối với các khu tập trung đông dân cư.

Xem thêm: Thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt hiện đại và tiên tiến

2. Các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Ứng dụng công nghệ sinh học AO (thiếu khí – hiếu khí) kết hợp MBBR. (Giá thể vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính) trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.

Đặc tính của nguồn nước thải hiện nay

Công nghệ này cho phép xử lí các chỉ tiêu như nồng độ BOD5 (nhu cầu oxy sinh hoá), SS (chất lơ lửng), T-N ( Tổng Nitơ).

Công nghệ AO kết hợp MBBR là phương án tối ưu nhất. Bởi nó có những ưu điểm vượt trội sau:

– Công nghệ AO-MBBR tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng. Kết cấu bể có thể điều chỉnh theo diện tích mặt bằng.

– Hệ số vượt tải lớn.

– Hiệu suất xử lý cao do mật độ vi sinh cao. Diện tích tiếp xúc lớn vì sử dụng giá thể đệm vi sinh lưu động.

– Vận hành đơn giản, tự động hóa.

– Khả năng đồng bộ cao;

– Có khả năng linh động trong quá trình xử lý nước thải đối với các nguồn nước có chất lượng đầu vào không ổn định;

– Chi phí đầu tư, xử lý thấp;

– Xử lý tốt các thành phần Amoni, Photphat.

3. Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ bể tự hoại sẽ được dẫn qua song chắn rác vào bể điều hòa. Riêng nguồn nước thải phát sinh từ nhà bếp sẽ được dẫn qua bể tách mỡ. Mục đích loại bỏ phần lớn lượng dầu mỡ khó phân hủy sinh học.

Tại bể điều hòa, nhờ quá trình xáo trộn bằng áp lực khí từ máy thổi khí. Nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm như: COD, BOD, SS, …

Sau đó, nước thải được bơm qua bể Anoxic. Tại đây diễn ra quá trình khử nitrat trong môi trường yếm khí nhờ các chủng vi sinh vật thích nghi trong môi trường này. Chúng phân hủy các hợp chất của Nitơ tạo thành khí N2 thoát ra môi trường.

Quá trình chuyển hóa:

NH4+ NO2- NO3- N2­

Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình.

Công nghệ Anoxic giúp xử lý triệt để Nitơ có trong nước thải.

Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn sang bể sinh học hiếu khí MBBR.

Tại bể sinh học hiếu khí – MBBR hỗn hợp bùn và nước được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ máy thổi khí. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước… Bên cạnh đó, trong bể được lắp đặt các giá thể vi sinh đặt ngập trong nước và có khả năng di động. Giá thể vi sinh di động dính bám có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất Nitơ, Photpho còn lại trong nước thải.

Sau khi ra khỏi bể sinh học MBBR trong nước vẫn còn một lượng bông bùn lơ lửng. Thực chất là màng sinh học già cỗi và cũng có một lượng sinh khối vi sinh lơ lửng trôi theo dòng nước. Do đó, để giảm lượng chất rắn thải ra ngoài, nước thải được đưa qua bể lắng để lắng các bông cặn này nhờ phương pháp lắng trọng lực.

Tiếp tục nước thải từ bể lắng sinh học sẽ đi sang bể khử trùng.

Tại bể khử trùng nước thải được châm hóa chất Chlorine bằng bơm định lượng. Chlorine là chất oxy hóa mạnh có khả năng xâm nhập vào sâu bên trong tế bào và tiêu diệt tất cả vi sinh vật trong nước.

Nước sau khử trùng sẽ được bơm vào bồn lọc áp lực. Loại bỏ xác vi sinh vật, cặn lơ lửng còn sót lại sau khi xử lý.

Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo Quy chuẩn quốc gia hiện hành về chất lượng nước thải sinh hoạt – QCVN 14:2008/BTNMT – CỘT A.

Leave a Comment