Top 3 đặc tính nguy hại nhất của nước thải sinh hoạt
Đặc tính cơ bản của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh do các hoạt động của con người trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người như ăn uống, vệ sinh, kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn…. Loại nước thải này tuy ít chứa các loại hóa chất độc hại nhưng nó vẫn tồn tại các tác nhân gây hại đối với môi trường sống của con người và động thực vật trong tự nhiên.
Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các hoạt chất hữu cơ, các chất này dễ thối rữa, phân hủy hình thành môi trường sống cho các vi sinh vật, vi khuẩn ký sinh trong ruột người và động vật nên gây nguy cơ lan truyền ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm gây ô nhiễm môi trường. Nước thải được xả ra môi trường trong cùng một hệ thống thoát nước, dó đó cần phải được xử lý nguồn nước này trước khi thải ra môi trường.
Phương pháp làm sạch nước thải sinh hoạt
Có rất nhiều phương pháp làm sạch nước thải sinh hoạt, tuỳ thuộc vào từng loại nước thải và mức độ gây ô nhiễm của chúng. Tuy nhiên, việc lựa chọn các loại hình công nghệ được tiến hành dựa trên đối tượng nước thải và mục đích xử lý.
Mục tiêu chính của việc xử lý nước thải sinh hoạt là đảm bảo môi trường sống của con người và động thực vật. Tái sử dụng nước để phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp và không ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản.
Vì thế, quá trình xử lý nước thải sinh hoạt cần tập trung vào việc loại bỏ các tác nhân gây bệnh (giảm thiểu nguy cơ gây hại cho sức khỏe) và lượng bùn cặn có trong nước thải.
Đối với các vùng đô thị và các khu dân cư cần thiết phải xả thải ra sông hoặc vào đất, việc xử lý cũng cần tiến hành nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ và bùn cặn, để tránh việc xả thải quá mức lượng chất hữu cơ (gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình dinh dưỡng) vào nguồn tiếp nhận, là sông hoặc nguồn nước ngầm.
Khi lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cần phải đảm bảo được tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ đầu tư, hệ thống phải thể hiện đầy đủ các chi tiết lắp đặt, chỉ định đầy đủ thiết bị và vật liệu cấu thành, xử lý triệt để nồng độ chất ô nhiễm, không phát sinh tiếng ồn và mùi hôi. Hệ thống vận hành phải ổn định, dễ sửa chữa. Đảm bảo chi phí vận hành thấp và có nhiều chế độ tải khác nhau.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt là sự kết hợp của các quá trình xử lý sinh học như sau:
+ Xử lý kị khí
+ Xử lý yếm khí
+ Xử lý hiếu khí
+ Lắng
+ Lọc
Với đặc tính của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học, thành phần bã thải lớn, thành phần dinh dưỡng N, P cao, các chất kìm hãm quá trình phát triển của vi sinh vật thấp. Quá trình xử lý sinh học sẽ diễn ra các phản ứng khử Nitrat.
Các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, để sinh trưởng phát triển tạo thành sinh khối mới, xử lý lượng COD, BOD trong nước thải đến 95 – 97%.
Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường (QCVN14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt).