Phương pháp lọc nước sông thành nước sinh hoạt

 Lọc nước sông thành nước sinh hoạt được coi là một lựa chọn dễ dàng nhất cho quá trình khai thác. Tuy nhiên hiện nay các dòng sông đã bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Vì vậy việc trang bị một hệ thống lọc nước sông thành nước sinh hoạt là lựa chọn của rất nhiều các công ty.

Với nhu cầu sử dụng nước của người dân trong khu vực ngày càng cao. Mà nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt do người dân sử dụng một cách tự phát và thiếu ý thức. Vì vậy biện pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này là cần phải tìm ra nguồn nước có trữ lượng lớn, dồi dào.

Nguồn nước mặt, nước sông luôn là lựa chọn đầu tiên để xử lý dùng cho mục đích cấp nước cho người dân sinh hoạt và sản xuất. Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và sinh hoạt của xã hội.

Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng nước sạch ngày một tăng lên nhất là tại các đô thị. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch, nhiều dự án mở rộng và xây dựng mới các nhà máy xử lý nước cấp đã và đang được đầu tư với quy mô và công suất khác nhau.

Tổng quan về nước mặt

Nước trong thiên nhiên được dùng làm nguồn cung cấp cho ăn uống sinh hoạt và công nghiệp. Chúng có chất lượng khác nhau, được khai thác từ các nguồn nước như nước mặt, nước ngầm và nước biển.

Các nguồn nước mặt bao gồm các nước trong các hồ chứa, sông suối…

  • Nước sông: là loại nước mặt chủ yếu thường dùng để cung cấp nước. Nước sông dễ khai thác và có trữ lượng lớn. Tuy nhiên phần lớn nước sông thường dễ bị nhiễm bẩn (hàm lượng chất lơ lửng cao, vi trùng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu…). Chất lượng nước sông thay đổi theo điều kiện của thổ nhưỡng, thảm thực vật bao phủ, chất ô nhiễm từ cộng đồng dân cư… Nước sông có khả năng tự làm sạch chất ô nhiễm.
  • Nước ao, hồ: hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo (hồ hình thành do xây đập thủy điện…)
  • Nước suối: thường bắt gặp ở vùng đồi núi, trữ lượng ít và bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Khi mưa to nước suối thường bị đục và cuốn theo nhiều cặn, sỏi và đá.

Do kết hợp các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:

  • Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy.
  • Thường chứa nhiều chất rắn lơ lửng ( riệng trong trường hợp nước trong hồ, chứa ít chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo)
  • Thường có hàm lượng chất hữu cơ cao.
  • Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
  • Thường có độ đục, độ màu và hàm lượng vi khuẩn cao.

Hầu hết các nguồn nước thiên nhiên đều không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nguồn nước. Chính vì vậy, trước khi đưa nước vào sử dụng, cần phải tiến hành xử lý chúng.

Giới thiệu thiết bị lọc nước sông thành nước sinh hoạt

thiết bị lọc nước sông thành nước sinh hoạt hàng ngày

Nước sông là một nguồn nước khó xử lý hơn lọc nước giếng khoan. Vào mùa mưa hàm lượng ô nhiễm cao hơn mùa khô rất nhiều. Chính vì vậy thiết bị lọc nước sông cần biến thiên được trong mọi quá trình xử lý.

Hồ điều hòa

Hồ điều hòa được coi là đơn vị xử lý đầu tiên. Nước sông sẽ được bơm vào hệ thống song chắn rác giúp loại bỏ các loại rác thải có trong nước sông. Nguồn rác thải này nếu không được loại bỏ để lâu ngày các loại rác thải này sẽ phân hủy thành các hợp chất hữu cơ. Gây ra hiện tượng khó xử lý cho hệ thống hoặc làm tiêu tốn một lượng hóa chất không cần thiết.

Nước sau khi qua song chắn rác sẽ được dẫn đến bể tách cát. Tại đây các hạt cát có kích thước lớn sẽ bị loại bỏ. Bể tách cát sẽ được bơm bỏ cát theo định kỳ. Nếu không có bể tách cát thì lượng cát này sẽ nằm dưới đáy hồ điều hòa. Điều này làm giảm thể tích chứa của hồ theo thời gian.

Hồ điều hòa sẽ được lắp đặt hệ thống keo tụ và phản ưng ổn định PH. Dưới tác dụng của hóa chất keo tụ sẽ lắng một lượng bùn lớn xuống hồ điều hòa.

Hệ thống bơm cấp

Hệ thống bơm cấp được lắp đặt để đưa lượng nước từ bể điều hòa đi vào hệ thống lắng và phản ứng.

Thông số kỹ thuật của máy bơm sẽ được tính toán để giúp thiết bị tiêu tốn ít điện năng nhất. Nhưng mà lưu lượng cung cấp vẫn đủ hoặc thừa một chút.

Hệ thống máy bơm cấp sẽ được cấp tín hiệu chạy tự động nhờ vào các phao báo mức.

Hệ thống bể lắng

Hệ thống bể lắng bao gồm bể phản ứng, bể lắng và bể gom.

Bể phản ứng

Có chức năng hòa trộn một lượng hóa chất nhất định đã được tính toán cẩn thận vào nguồn nước.

Hiện nay các bể phản ứng thường được lắp đặt hệ thống khuấy trộn. Giúp lượng hóa chất hòa đồng đều vào toàn bộ lượng nước được cấp vào.

Sau khi nước được ngậm một lượng hóa chất đủ lớn, sẽ được dẫn vào bể lắng.

Bể lắng

Là quá trình tách hạt rắn lơ lửng ra khỏi nước dưới tác dụng của trọng lực. Nhằm làm sạch sơ bộ nguồn nước trước khi thực hiện quá trình lọc. Quá trình lắng phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng của các hạt. Các hạt rắn không hòa tan này có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước. Bên cạnh đò quá trình này còn phụ thuộc vào trạng thái của nước.

Bể lắng thường được chia ra thành các loại khác nhau dựa theo chuyển động của dòng nước: Bể lắng ngang, bể lắng đứng…

Trong công nghệ xử lý nước bề mặt thì bể lắng ngang có hiệu quả cao hơn bể lắng đứng.

Nhiệm vụ của bể lắng là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm. Và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6 để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí. Làm giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể lắng.

Trong bể lắng ngang, quỹ đạo chuyển động của các hạt cặn tự do là tổng hợp của lực rơi tự do và lực đẩy của nước theo phương nằm ngang và có dạng đường thẳng. Trường hợp lắng có dùng chất keo tụ, do trọng lực của hạt tăng dần trong quá  trình lắng nên quỹ đạo chuyển động của chúng có dạng đường cong và tốc độ lắng của chúng cũng tăng dần.

Bể lắng ngang là bể lắng hình chữ nhật làm bằng gạch hoặc bê tong cốt thép.

Cấu tạo bể lắng ngang bao gồm bốn bộ phận chính: Bộ phận phân phối nước vào bể, vùng lắng cặn, hệ thống thu nước đã lắng, hệ thống thu xả cặn.

Nước sau khi qua bể lắng sẽ được thu vào bể gom. Hoặc dẫn trực tiếp vào bể lọc tùy thuộc vào công nghệ sử dụng.

Bể lọc

Thiết bị lọc nước sông thành nước sinh hoạt

Nước sau quá trình lắng sẽ được cấp vào các bể lọc nhằm loại bỏ các hạt cặn lơ lửng. Những hạt này bao gồm đất sét, phù sa, hạt hữu cơ. Cặn lắng từ các quá trình xử lý khác trong thiết bị. Phương pháp lọc giúp làm trong nước và tăng hiệu quả của quá trình khử trùng.

Bể lọc được dùng để lọc một phần hay toàn bộ cặn bẩn có trong nước. Tùy thuộc vào yêu cầu đối với chất lượng nước của người sử dụng nước. Quá trình lọc nước là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày nhất định. Đủ để giữ lại các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép.

Bể lọc không chỉ có chức năng giữ lại các cặn lơ lửng. Mà chúng còn có chức năng loại bỏ các ion hòa tan như Asenic, COD… ra khỏi nước nguồn. Đối với nguồn nước sông hàm lượng Asenic thường rất nhỏ. Nhưng mà hàm lượng COD lại rất cao. Vì vậy bể lọc cần có khả năng loại bỏ hiệu quả các chất này.

Sau một thời gian làm việc, lớp vật liệu lọc bị bí lại. Làm cho tốc độ lọc nước bị giảm dần. Để khôi phục lại khả năng làm việc của bể lọc phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gi. Nước kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc. Bể lọc luôn luôn phải hoàn nguyên. Chính vì vậy quá trình lọc nước được đặc trưng bởi thông số cơ bản.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho mọi người biết đến phương pháp xử lý nước sông thành nước sinh hoạt. Hy vọng điều này sẽ giúp ích được cho các hộ dân vùng gần sông có nguồn nước sử dụng.

Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ

Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường ADC Việt Nam.

Địa chỉ: Số 16, ngõ 295 phố Yên Duyên – Yên Sở – Hoàng Mai – Hà nội.

Hotline: 0982 779 311 – 033 337 5696.

Email: Yeumoitruong@yahoo.com.

Website: Yeumoitruong.com.vn.

Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm công ty.

Leave a Comment