Giới thiệu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn năm 2021

Nguyên nhân cần phải xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn

Như mọi người cũng biết là cuộc sống càng hiện đại lại càng có nhiều vấn đề phải xử lý. Trong đó phải kể tới vấn đề rác thải đang rất nhức nhối.

Nước thải nếu không được xử lý an toàn trước khi đưa ra bên ngoài sẽ rất ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta. Nguồn nước thải sẽ làm cho tình trạng ô nhiễm càng ngày lại càng tăng cao và nghiêm trong hơn.

Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt. Nhưng để lựa chọn được công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp với nhu cầu của mình thì chúng ta cần quan tâm tới một số tiêu chí sau:

-Thiết bị sử dụng của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

-Hiệu suất xử lý của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

-Chi phí đầu tư vào công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

-Cách vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

-Thời gian hoàn thành công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

-Tuổi thọ của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Cách xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn nhất hiện nay

Công nghệ hiện đại ngày nay đã có rất nhiều cách để xử lý nguồn nước thải sinh hoạt. Nổi trội hơn cả là những cách sau đây:

Phương pháp xử lý sinh học

Phương pháp này sử dụng tính chất hòa tan và không hòa ta của các hợp chất hữu cơ có trong nước. Dựa vào các đặc trưng cơ bản và diễn ra chủ yếu trong các Bể lọc sinh học gồm hai quá trình cơ bản sau: xử lý thiếu khí và xử lý hiếu khí, biến nitơ thành NO2 có trong nước.

Phương pháp xử lý cơ học

Tách bỏ các chất rắn có kích thước khác nhau tồn tại trong nước.

+ Dùng song chắn hoặc màn lưới để tách bỏ rác thải, các vật cản đi theo dòng nước

+ Bể lắng: các chất lơ lửng được loại bỏ hoàn toàn

+ Bể tách dầu: tách chiết các chất rắn có khối lượng nhỏ hơn nước như dầu mỡ

Phương pháp xử lý hóa lý

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hóa lý là thông qua các quá trình của vật lý và hóa học (keo tụ, tạo bông) dùng để xử lý nước thải mà không có sự xuất hiện của bể lắng.

Các hợp chất lơ lửng trong nước có kích thước vô cùng nhỏ nên khả năng lắng đọng không được cao mà sử dụng hệ thống lắng đọng lại tốn khá nhiều thời gian. Vậy làm cách nào để rút ngắn quá trình này nhưng mang đến hiệu quả cao? Bạn có thể sử dụng một số hợp chất như phèn nhôm, phèn chua,… vì chúng có khả năng kết tụ các chất rắn thành một khối có trọng lượng lớn hơn; chính vì vậy, chúng dễ dàng lắng xuống đáy bể.

Phương pháp xử lý hóa học

Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt không thể thiếu như cân bằng độ pH của nước, khử trùng nước bằng hóa chất.

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng tại ADC Việt Nam

Tại ADC Việt Nam đang áp dụng quy trình sau đây:

Bước 1: Điều hoà lưu lượng và ổn định nồng độ pH ở giá trị thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý vi sinh tiếp theo.
Bước 2:  Xử lý BOD, COD bằng phương pháp oxy hoá sinh học, các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn thức ăn (đồng thời với quá trình tiêu thụ oxy không khí và nito, photpho).
Bước 3: Loại bỏ các chất lơ lửng, các chất ô nhiễm còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học.
Bước 4: Tiêu diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh pH

Các công nghệ xử lý nước thải hiện có ngày nay

Ngày nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải đước áp dụng. Bạn có thể kể tới một vài công nghệ nổi trội nhất như

-Công nghệ xử lý nước thải MBBR

-Công nghệ xử lý nước thải AAO

-Công nghệ xử lý nước thải AAO kết hợp MBBR

-Công nghệ xử lý nước thải Anoxic

Trên đây chúng tôi đã gửi tới mọi người bài viết về hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn 2021. Hy vọng sẽ giúp ích được mọi người trong việc lựa chọn được sản phẩm và dịch vụ phù hợp với mình.

Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ADC VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 16, Ngõ 295 Phố Yên Duyên – Yên Sở – Hoàng Mai – Hà Nội

Hotline: 033 337 5696 – 0982 779 311

Leave a Comment