Đánh giá nước giếng khoan qua lăng kính chuyên gia

Hiện nay nước máy đã được dùng phổ biến, nhưng nhiều nơi vẫn chưa có nước sạch hoặc có nhưng vẫn bị mất thường xuyên. Vậy nên nước giếng khoan vẫn được sử dụng. Vậy nước giếng khoan có sạch không? Nước giếng khoan có tốt không? Có nên dùng nước giếng khoan không… là những câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc. Hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về nước giếng khoan và giúp bạn giải đáp thắc mắc về nguồn nước giếng khoan có tốt không?. Cũng như những cách xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm hiệu quả nhất, giúp bạn có nguồn nước sạch để sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.

Nước giếng khoan có tốt không?

Nước giếng khoan (hay còn gọi là nước ngầm) là nước ở thể lỏng chứa đầy trong các lỗ hổng của đất và nham thạch tạo nên lớp vỏ quả đất. Bản chất của nước giếng khoan là sạch.
Cùng với quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, thì đi kèm với sự phát triển là sự ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm rác thải. Trước đây nước ngầm (hay còn gọi nước giếng khoan) được coi là nguồn nước sạch nhất và có thể sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt cho gia đình.
Tuy nhiên, thời gian gần đây nước giếng khoan ở một số vùng bị ô nhiễm các chất khá cao, như nước nhiễm sắt, nước nhiễm phèn, nước nhiễm đá vôi,…Nên để đảm bảo nước giếng khoan sạch thì cần phải có phương pháp xử lý nước giếng khoan. Vì thế câu hỏi “nước giếng khoan có tốt không” luôn được đặt ra.

Thành phần nước giếng khoan

Nước giếng khoan được lấy từ sâu trong lòng đất, tuỳ theo vị trí địa lý, độ sâu, đặc điểm của địa tầng mà nước giếng khoan mang những đặc điểm, thành phần khác nhau.
Do nguồn nước ngầm, nước giếng khoan hiện nay mang nhiều mối nguy cơ gây ô nhiễm nên trong thành phần nước giếng khoan có chứa nhiều tạp chất có thể liệt kê sau đây:

Độ pH của nước

Được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước (pH = -lg[H+]. Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7 nước có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước có tính kiềm.

Độ cứng của nước

Là đại lượng biểu thị cho hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước. Có thể phân biệt thành 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng hoàn toàn phần. Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của caxi và magie có trong nước. Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của caxi và magie có trong nước. Độ cứng toàn phần là tổng của hai loại độ cứng trên.

Các hóa chất, hợp chất hữu cơ

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đều gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong đó có nguồn nước giếng khoan của bạn.Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra vô số hóa chất gây ra vô số những tác hại đối với môi trường điều này chắc hẳn ai cũng nhận thấy được.

Vi khuẩn

Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe con người được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan đó là E.coli và Coliform hoặc thậm chí tệ hơn có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như là tả, lỵ, thương hàn

Các loại vi khuẩn này có trong nước thải, khi nước thải không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi trường đất, nước gây ô nhiễm và thông qua đó xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan.

Độ kiềm của nước

Có thể phân biệt thành độ kiềm toàn phần và riêng phần. Độ kiềm toàn phần bao gồm tổng hàm lượng các ion bicacbonat, hydroxit và anion của các muối của các axit yếu. Khi nước thiên nhiên có độ màu lớn, độ kiềm toàn phần sẽ bao gồm cả độ kiềm do muối của các axit hữu cơ gây ra. Độ kiềm riêng phần còn được phân biệt: độ kiềm bicacbonat hay độ kiềm hydrat.

Kim loại nặng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của bạn bị nhiễm kim loại nặng như là: do hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng, các chất thải công nghiệp vào môi trường đất và nước, kim loại nặng có trong các lớp trầm tích mà nguồn nước ngầm chảy qua.

Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm : sắt ( phèn ), chì, asen, thủy ngân, Mn, Magie, Nhôm…

Nitrit, amoni

Phân tử kim loại amoni trong nước. Ở những nơi chăn nuôi chuồng trại gia súc, nước thải sinh hoạt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp đất bị nhiễm các hợp chất hữu cơ của nitơ thấm vào nguồn nước ngầm.

Tại Việt Nam, các trại chăn nuôi là rất nhiều nên nguồn nước bị nhiễm các chất độc hại này xảy ra cũng khá nhiều.

Nước nhiễm đá vôi

Nước ngầm, nước giếng khoan ở những vùng núi đá vôi hàm lượng canxi trong nước cao.
Nguồn nước bị nhiễm canxi rất dễ nhận đó là nước rất trong, khi đun sôi sẽ có cặn màu trắng bám ở đáy nồi.

Và nước giếng khoan có tốt không? Nước giếng khoan chỉ tốt khi các thành phần trong nước có hàm lượng đạt chuẩn.

Xem thêm: Hướng dẫn xây bể lọc nước giếng khoan cho gia đình tốt nhất

Hy vọng với bài viết trên đây thì mọi người đã nắm bắt được rõ ràng nhất về nước giếng khoan. Không phải nước máy nào cũng tốt, và cũng không phải nước giếng khoan nào cũng có hại. Có lợi hay hay còn phụ thuộc vào cách sử dụng của mỗi người nữa.

Leave a Comment